Hiện nay, Luật doanh nghiệp đã có một bước tiến mới đó là cho phép một doanh nghiệp có thể có nhiều hơn một đại diện pháp luật. Quy định này giúp doanh nghiệp linh hoạt và tự chủ hơn trong việc quyết định số lượng người đại diện theo pháp luật cũng như phạm vi, quyền hạn của từng người. Bên cạnh những ưu điểm thì việc chọn nhiều người làm đại diện pháp luật cũng mang đến một số rủi ro, vì vậy quý khách hàng cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chọn phương án phù hợp với doanh nghiệp của mình.
Trước hết, người đại diện theo pháp luật là người đóng vai trò rất quan trọng trong xuyên suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Bởi lẽ đó là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật (Theo Khoản 1, Điều 13, Luật doanh nghiệp 2014). Do đó, việc quyết định đúng ai là đại diện theo pháp luật và phạm vi quyền hạn của mỗi đại diện theo pháp luật như thế nào, có ý nghĩa rất quan trọng.
Để quý khách hàng có cái nhìn chi tiết và đầy đủ về vấn đề chọn số lượng người đại diện pháp luật khi thành lập công ty hoặc khi bổ nhiệm đại diện pháp luật mới của công ty mình, Quốc Luật đưa ra một số ưu điểm và hạn chế của việc có nhiều đại diện theo pháp luật sau đây:
* Ưu điểm:
- Việc có nhiều đại diện pháp luật sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể hội nhập nhanh hơn, tận dụng được mọi cơ hội kinh doanh thông qua các đại diện theo pháp luật. Đồng thời, quy định này sẽ góp phần tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp trong trường hợp người đại diện duy nhất vắng mặt hoặc bất hợp tác, không thực hiện các yêu cầu của thành viên/cổ đông trong quá trình quản lý điều hành doanh nghiệp trong nội bộ cũng như giao dịch với bên ngoài công ty. Bằng cách có nhiều hơn một người đại diện, sự lạm quyền, bất hợp tác như đã nói trên sẽ bị vô hiệu hóa.
- Công ty có nhiều người đại diện theo pháp luật trở lên sẽ giúp cho công ty luôn có người đại diện theo pháp luật trong các tình huống phát sinh bất khả kháng vì theo Điều 13 của Luật Doanh Nghiệp, doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam.
* Hạn chế:
- Khi doanh nghiệp có nhiều đại diện theo pháp luật, vấn đề thẩm quyền giao kết giao dịch sẽ có một số hạn chế nhất định.
- Về vấn đề quyền và nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật, Khoản 2, Điều 13, Luật Doanh nghiệp 2014 quy định rõ: “Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp”. Do đó, việc quản lý công ty mang tính chất rất nội bộ, nên doanh nghiệp có thể dễ dàng thay đổi nội dung phân chia quyền và nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật. Vậy, các cá nhân, tổ chức khác khi giao kết giao dịch với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có nhiều đại diện pháp luật thì phải nắm chắc được người đang giao kết giao dịch có đủ thẩm quyền tại thời điểm giao dịch hay không. Nếu không thuộc thẩm quyền, mà người đại diện theo pháp luật này vẫn tiến hành thì có thể xảy ra thiệt hại rủi ro cho một hoặc cả hai bên.
Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và hoàn hảo nhất!