Thành lập Công ty Kinh doanh Vận tải - Quy trình & Điều kiện

Hiện nay, thành lập doanh nghiệp vận tải là một trong những lĩnh vực rất tiềm năng, thu hút sự đầu tư không ngừng của các cá nhân, tổ chức. Bởi, nhu cầu giao thương, vận chuyển các loại hàng hóa, hành khách cả trong nước lẫn ngoài nước chưa bao giờ có dấu hiệu thuyên giảm.

Thành lập Công ty Kinh doanh Vận tải - Quy trình & Điều kiện


Kinh doanh vận tải thuộc cả bốn lĩnh vực: vận tải đường bộ, vận tải đường thủy, vận tải đường sắt và vận tải đường hàng không là các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ các quy định của pháp luật để đảm bảo trong quá trình hoạt động của mình.

 

Cơ sở pháp lý:

  • Luật Giao thông đường bộ 2008

  • Nghị định 86/2014/NĐ-CP về Kinh doanh và Điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

  • Văn bản hợp nhất Số 05/VBHN-VPQH Luật Giao thông đường thủy nội địa 2015

  • Nghị định 110/2014/NĐ-CP Quy định Điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa

  • Nghị định 128/2018/NĐ-CP Sửa đổi, Bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực đường thủy nội địa

  • Văn bản hợp nhất Số 09/VBHN-VPQH Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2014

  • Nghị định 92/2016/NĐ-CP Quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng

  • Luật Đường sắt 2017

  • Nghị định 65/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt

 

     1. Điều kiện kinh doanh vận tải

               1.1. Kinh doanh vận tải đường bộ

Thành lập Công ty Kinh doanh Vận tải - Quy trình & Điều kiện

Điều kiện chung: 

1. Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.

2. Phương tiện phải bảo đảm số lượng, chất lượng phù hợp với hình thức kinh doanh, cụ thể:

  • Xe ô tô phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

  • Xe phải được gắn thiết bị giám sát hành trình bảo đảm tối thiểu các yêu cầu sau: Lưu giữ và truyền dẫn các thông tin theo quy định của Bộ Giao thông vận tải; Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra khi có yêu cầu;

  • Khi hoạt động kinh doanh vận tải phải có đủ số lượng phương tiện theo phương án kinh doanh đã được duyệt; phương tiện phải thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng của đơn vị kinh doanh vận tải với tổ chức cho thuê tài chính hoặc tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật. Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã.

3. Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe:

  • Lái xe không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;

  • Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh vận tải theo mẫu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (trừ các trường hợp đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc là bố, mẹ, vợ, chồng hoặc con của chủ hộ kinh doanh);

  • Nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Nhân viên phục vụ trên xe vận tải khách du lịch còn phải được tập huấn về nghiệp vụ du lịch theo quy định của pháp luật liên quan về du lịch.

4. Người điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác và có thời gian công tác liên tục tại đơn vị vận tải từ 03 năm trở lên.

5. Nơi đỗ xe: Đơn vị kinh doanh vận tải phải có nơi đỗ xe phù hợp với phương án kinh doanh và đảm bảo các yêu cầu về an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.

6. Về tổ chức, quản lý:

  • Đơn vị kinh doanh vận tải có phương tiện thuộc diện bắt buộc phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe phải trang bị máy tính, đường truyền kết nối mạng và phải theo dõi, xử lý thông tin tiếp nhận từ thiết bị giám sát hành trình của xe;

  • Đơn vị kinh doanh vận tải bố trí đủ số lượng lái xe theo phương án kinh doanh, chịu trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe cho lái xe và sử dụng lái xe đủ sức khỏe theo quy định; đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có trọng tải thiết kế từ 30 chỗ ngồi trở lên (bao gồm cả chỗ ngồi, chỗ đứng và giường nằm) phải có nhân viên phục vụ trên xe (trừ xe hợp đồng đưa đón cán bộ, công nhân viên, học sinh, sinh viên đi làm, đi học và xe buýt có thiết bị thay thế nhân viên phục vụ);

  • Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công - ten - nơ phải có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông;

  • Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi phải đăng ký và thực hiện tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách.

 

Điều kiện kinh doanh vận tải đường bộ trong từng lĩnh vực cụ thể

LĨNH VỰC KINH DOANH VẬN TẢI ĐIỀU KIỆN CỤ THỂ

Kinh doanh vận tải hàng hóa

Thành lập Công ty Kinh doanh Vận tải - Quy trình & Điều kiện

1. Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải thỏa mãn đủ các điều kiện chung ở trên.

2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2017, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công - ten - nơ; đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa sử dụng xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe ô tô vận tải hàng hóa trên hành trình có cự ly từ 300 ki lô mét trở lên phải có số lượng phương tiện tối thiểu như sau:

  • Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương: Từ 10 xe trở lên;

  • Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các địa phương còn lại: Từ 05 xe trở lên; riêng đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định của Chính phủ: Từ 03 xe trở lên.

Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định

1. Doanh nghiệp, hợp tác xã phải thỏa mãn đủ các điều kiện chung ở trên.

2. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách phải có chỗ ngồi ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ đang mang thai theo lộ trình như sau:

  • Xe ô tô đăng ký khai thác kinh doanh vận tải lần đầu: Thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2016;

  • Xe ô tô đang khai thác: Thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2017.

3. Xe ô tô có trọng tải được phép chở từ 10 hành khách trở lên phải có niên hạn sử dụng như sau:

  • Cự ly trên 300 ki lô mét: Không quá 15 năm đối với ô tô sản xuất để chở người; từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 không được sử dụng xe ô tô chuyển đổi công năng;

  • Cự ly từ 300 ki lô mét trở xuống: Không quá 20 năm đối với xe ô tô sản xuất để chở người; không quá 17 năm đối với ô tô chuyển đổi công năng trước ngày 01 tháng 01 năm 2002 từ các loại xe khác thành xe ô tô chở khách.

4. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định từ 300 ki lô mét trở lên phải có số lượng phương tiện tối thiểu như sau:

  • Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương: Từ 20 xe trở lên;

  • Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các địa phương còn lại: Từ 10 xe trở lên; riêng đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định của Chính phủ: Từ 05 xe trở lên.

Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt

Thành lập Công ty Kinh doanh Vận tải - Quy trình & Điều kiện

1. Doanh nghiệp, hợp tác xã phải thỏa mãn đủ các điều kiện chung ở trên.

2. Xe buýt phải có chỗ ngồi ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ đang mang thai theo lộ trình tương tự như xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định.

3. Xe buýt phải có niên hạn sử dụng giống như niên hạn sử dụng của xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định; có màu sơn đặc trưng được đăng ký với cơ quan quản lý tuyến, trừ trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quy định cụ thể về màu sơn của xe buýt trên địa bàn.

4. Xe buýt phải có sức chứa từ 17 hành khách trở lên. Vị trí, số chỗ ngồi, chỗ đứng cho hành khách và các quy định kỹ thuật khác đối với xe buýt theo quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Giao thông vận tải ban hành. Đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt trên các tuyển có hành trình bắt buộc phải qua cầu có trọng tải cho phép tham gia giao thông từ 05 tấn trở xuống hoặc trên 50% lộ trình tuyến là đường từ cấp IV trở xuống (hoặc đường bộ đô thị có mặt cắt ngang từ 07 mét trở xuống) được sử dụng xe ô tô có trọng tải thiết kế từ 12 đến dưới 17 hành khách.

5. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt phải có số lượng phương tiện tối thiểu như sau:

  • Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương: Từ 20 xe trở lên;

  • Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các địa phương còn lại: Từ 10 xe trở lên; riêng đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định của Chính phủ: Từ 05 xe trở lên.

Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

Thành lập Công ty Kinh doanh Vận tải - Quy trình & Điều kiện

1. Doanh nghiệp, hợp tác xã phải thỏa mãn đủ các điều kiện chung ở trên, ngoại trừ điều kiện Nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải; Nhân viên phục vụ trên xe vận tải khách du lịch còn phải được tập huấn về nghiệp vụ du lịch theo quy định của pháp luật liên quan về du lịch.

2. Xe taxi phải có sức chứa từ 09 chỗ ngồi trở xuống (kể cả người lái xe).

3. Xe taxi có niên hạn sử dụng không quá 08 năm tại đô thị loại đặc biệt; không quá 12 năm tại các địa phương khác.

4. Trên xe phải gắn đồng hồ tính tiền được cơ quan có thẩm quyền về đo lường kiểm định và kẹp chì.

5. Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải đăng ký và thực hiện sơn biểu trưng (logo) không trùng với biểu trưng đã đăng ký của đơn vị kinh doanh vận tải taxi trước đó và số điện thoại giao dịch cho các xe thuộc đơn vị.

6. Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải có trung tâm điều hành, duy trì hoạt động của trung tâm điều hành với lái xe, đăng ký tần số liên lạc và có thiết bị liên lạc giữa trung tâm với các xe thuộc đơn vị.

7. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải có số xe tối thiểu là 10 xe; riêng đối với đô thị loại đặc biệt phải có số xe tối thiểu là 50 xe.

Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, vận tải khách du lịch bằng xe ô tô

Thành lập Công ty Kinh doanh Vận tải - Quy trình & Điều kiện

1. Đơn vị kinh doanh vận tải phải thỏa mãn đủ các điều kiện chung ở trên.

2. Xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch có niên hạn sử dụng không quá 15 năm; xe ô tô chuyển đổi công năng không được vận tải khách du lịch.

3. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có niên hạn sử dụng giống như niên hạn sử dụng của xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định.

4. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2017, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, đơn vịkinh doanh vận tải khách du lịch vận chuyển hành khách trên hành trình có cự ly từ 300 ki lô mét trở lên phải có số lượng xe tối thiểu như sau:

  • Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương: Từ 10 xe trở lên;

  • Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các địa phương còn lại: Từ 05 xe trở lên, riêng đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định của Chính phủ: Từ 03 xe trở lên.

5. Đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô ngoài các điều kiện trên, còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về du lịch có liên quan.



               1.2. Kinh doanh vận tải đường thủy nội địa

Thành lập Công ty Kinh doanh Vận tải - Quy trình & Điều kiện


Đơn vị kinh doanh vận tải phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã theo quy định của pháp luật Việt Nam khi kinh doanh một trong các lĩnh vực vận tải đường thủy nội địa dưới đây:

  • Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định

  • Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến 

  • Kinh doanh vận chuyển khách du lịch

   
         

               1.3. Kinh doanh vận tải đường sắt

Thành lập Công ty Kinh doanh Vận tải - Quy trình & Điều kiện


Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt phải có đủ các điều kiện sau:

  • Có bộ phận phụ trách công tác an toàn vận tải đường sắt;

  • Có ít nhất 01 người phụ trách công tác an toàn có trình độ đại học về chuyên ngành vận tải đường sắt và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trực tiếp về quản lý, khai thác vận tải đường sắt;

  • Người được giao chịu trách nhiệm chính về quản lý kỹ thuật khai thác vận tải phải có trình độ đại học và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc về khai thác vận tải đường sắt.

Trường hợp vận tải hàng nguy hiểm phải đáp ứng đầy đủ các quy định về vận tải hàng nguy hiểm sau đây:

1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến vận tải hàng nguy hiểm trên đường sắt phải tuân theo quy định của Luật Đường sắt và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

2. Việc chạy tàu, lập tàu, dồn tàu trong quá trình vận tải hàng nguy hiểm phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, về tín hiệu đường sắt.

Danh mục hàng nguy hiểm

NHÓM 1

(Căn cứ tính chất hóa, lý, hàng nguy hiểm được phân thành 09 loại)

Loại 1: Chất nổ, bao gồm các nhóm sau:

  • Nhóm 1.1: Chất nổ

  • Nhóm 1.2: Vật liệu nổ công nghiệp

Loại 2: Chất khí dễ cháy, độc hại, bao gồm các nhóm sau:

  • Nhóm 2.1: Khí ga dễ cháy

  • Nhóm 2.2: Khí ga độc hại

Loại 3: Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhậy

Loại 4: Chất rắn dễ cháy, bao gồm các nhóm sau:

  • Nhóm 4.1: Chất đặc dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ đặc khử nhậy

  • Nhóm 4.2: Chất dễ tự bốc cháy

  • Nhóm 4.3: Chất khi gặp nước tạo ra khí dễ cháy

Loại 5: Chất ô xy hóa, bao gồm các nhóm sau:

  • Nhóm 5.1: Chất ô xy hóa

  • Nhóm 5.2: Hợp chất ô xit hữu cơ

Loại 6: Chất độc hại, lây nhiễm, bao gồm các nhóm sau:

  • Nhóm 6.1: Chất độc hại

  • Nhóm 6.2: Chất lây nhiễm

Loại 7: Chất phóng xạ

Loại 8: Chất ăn mòn

Loại 9: Chất và hàng nguy hiểm khác

NHÓM 2 Bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm chưa được làm sạch bên trong và bên ngoài sau khi đã lấy hết hàng nguy hiểm cũng được coi là hàng nguy hiểm tương ứng, (trừ trường hợp bao bì, thùng chứa loại chở ga, chất lỏng, dễ cháy cấp 1 và thể tích nhỏ hơn 0,5 m3) 



               1.4. Kinh doanh vận tải đường hàng không

Thành lập Công ty Kinh doanh Vận tải - Quy trình & Điều kiện


Kinh doanh vận tải hàng không bao gồm 02 hình thức là kinh doanh vận chuyển hàng không và kinh doanh hàng không chung.

  • Kinh doanh vận chuyển hàng không là việc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi bằng đường hàng không nhằm mục đích sinh lợi.

  • Kinh doanh hàng không chung là hoạt động hàng không chung nhằm mục đích sinh lợi thông qua hoạt động quảng cáo, tiếp thị, bán, thực hiện dịch vụ hàng không chung bằng tàu bay trừ tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ.

Điều kiện kinh doanh vận tải hàng không:

1. Phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không;

2. Được Bộ Giao thông vận tải cấp giấy phép kinh doanh vận tải hàng không sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép;

3. Đáp ứng các điều kiện về phương án bảo đảm có tàu bay khai thác, tổ chức bộ máy, vốn, phương án kinh doanh và chiến lược phát triển, cụ thể:

Điều kiện về phương án bảo đảm có tàu bay khai thác

Thành lập Công ty Kinh doanh Vận tải - Quy trình & Điều kiện

1. Phương án bảo đảm có tàu bay khai thác trong 05 năm kể từ ngày dự kiến bắt đầu kinh doanh bao gồm các nội dung sau đây:

  • Số lượng, chủng loại tàu bay, tuổi của tàu bay;

  • Hình thức chiếm hữu (mua, thuê mua hoặc thuê);

  • Phương án khai thác, bảo dưỡng và nguồn nhân lực bảo đảm khai thác, bảo dưỡng tàu bay;

  • Nguồn vốn bảo đảm chiếm hữu tàu bay.

2. Tuổi của tàu bay đã qua sử dụng nhập khẩu vào Việt Nam được quy định như sau:

  • Đối với tàu bay thực hiện vận chuyển hành khách: Không quá 10 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam theo hợp đồng mua, thuê mua; không quá 20 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm kết thúc hợp đồng thuê. Riêng đối với tàu bay trực thăng không quá 25 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm kết thúc hợp đồng thuê;

  • Đối với tàu bay vận chuyển hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện, kinh doanh hàng không chung: Không quá 15 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam theo hợp đồng mua, thuê mua; không quá 25 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm kết thúc hợp đồng thuê;

  • Các loại tàu bay khác ngoài hai loại trên: Không quá 20 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam theo hợp đồng mua, thuê mua; không quá 30 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm kết thúc hợp đồng thuê.

3. Số lượng tàu bay duy trì trong suốt quá trình kinh doanh vận tải hàng không tối thiểu là 03 tàu bay đối với kinh doanh vận chuyển hàng không; tối thiểu là 01 tàu bay đối với kinh doanh hàng không chung; số lượng tàu bay thuê có tổ lái đến hết năm khai thác thứ hai chiếm không quá 30% đội tàu bay.

4. Có các chủng loại tàu bay được Cục Hàng không liên bang Mỹ (FAA) hoặc Cơ quan an toàn hàng không Châu Âu (EASA) hoặc Nhà chức trách hàng không Việt Nam cấp Chứng chỉ loại tàu bay.

Điều kiện về tổ chức bộ máy

Thành lập Công ty Kinh doanh Vận tải - Quy trình & Điều kiện

1. Có tổ chức bộ máy thực hiện hệ thống quản lý an toàn, an ninh, hoạt động khai thác tàu bay, bảo dưỡng tàu bay, huấn luyện bay, khai thác mặt đất; phát triển sản phẩm, tiếp thị và bán dịch vụ vận chuyển hàng không, dịch vụ hàng không chung theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng; hệ thống thanh toán tài chính.

2. Người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách trong hệ thống quản lý an toàn, an ninh, khai thác tàu bay, bảo dưỡng tàu bay, huấn luyện bay phải có kinh nghiệm tối thiểu 03 năm công tác liên tục trong lĩnh vực được bổ nhiệm, có văn bằng, chứng chỉ được cấp hoặc công nhận theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng.

3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không phải là công dân Việt Nam.

4. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, số thành viên là người nước ngoài không được vượt quá một phần ba tổng số thành viên tham gia bộ máy điều hành. Bộ máy điều hành gồm:

  • Tổng Giám đốc (Giám đốc), các Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc);

  • Kế toán trưởng;

  • Người phụ trách các lĩnh vực: Hệ thống quản lý an toàn; khai thác tàu bay; bảo dưỡng tàu bay; huấn luyện tổ bay; khai thác mặt đất; phát triển sản phẩm; tiếp thị và bán dịch vụ vận chuyển hàng không.

Điều kiện về vốn

Thành lập Công ty Kinh doanh Vận tải - Quy trình & Điều kiện

1. Mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không:

  • Khai thác đến 10 tàu bay: 700 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế; 300 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp chỉ khai thác vận chuyển hàng không nội địa;

  • Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 1.000 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế; 600 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp chỉ khai thác vận chuyển hàng không nội địa;

  • Khai thác trên 30 tàu bay: 1.300 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế; 700 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp chỉ khai thác vận chuyển hàng không nội địa.

2. Mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung: 100 tỷ đồng Việt Nam.

3. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện:

  • Bên nước ngoài chiếm không quá 30% vốn điều lệ;

  • Phải có ít nhất một cá nhân Việt Nam hoặc một pháp nhân Việt Nam giữ phần vốn điều lệ lớn nhất. Trường hợp pháp nhân Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài thì phần vốn góp nước ngoài chiếm không quá 49% vốn điều lệ của pháp nhân.

4. Việc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không không có vốn đầu tư nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài chỉ được thực hiện sau 02 năm kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh vận tải hàng không.

Doanh nghiệp gửi đề xuất chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài đến Cục Hàng không Việt Nam, trong đó bao gồm: Nhà đầu tư nhận chuyển nhượng, điều kiện chuyển nhượng, số cổ phần, phần vốn góp chuyển nhượng; phương án phát triển đội tàu bay, phương án kinh doanh, chiến lược phát triển nêu tại khoản 1 Điều 9 của Nghị định này (nếu có).

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề xuất của doanh nghiệp, Cục Hàng không Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả thẩm định.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thẩm định của Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải xem xét, thông báo việc chấp thuận hoặc không chấp thuận cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Điều kiện về phương án kinh doanh và chiến lược phát triển

Thành lập Công ty Kinh doanh Vận tải - Quy trình & Điều kiện

1. Phương án kinh doanh và chiến lược phát triển của doanh nghiệp bao gồm các nội dung sau:

  • Đánh giá nhu cầu và xu hướng phát triển của thị trường;

  • Đánh giá thực tiễn và mức độ cạnh tranh dịch vụ được cung cấp trên thị trường;

  • Chiến lược phát triển sản phẩm vận chuyển hàng không, chiến lược phát triển đội tàu bay và kế hoạch phát triển kinh doanh của 05 năm đầu kể từ ngày khai thác.

2. Trên cơ sở Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Cục Hàng không Việt Nam và các hãng hàng không xây dựng, báo cáo và thực hiện các kế hoạch chi tiết theo định kỳ 5 năm trên cơ sở các nguyên tắc sau:

  • Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông vận tải;

  • Bảo đảm phát triển đồng bộ cảng hàng không, sân bay, hoạt động bay, phương tiện vận tải và các nguồn lực đảm bảo năng lực khai thác, bảo dưỡng tàu bay của hãng hàng không, năng lực giám sát an toàn của Nhà chức trách hàng không; bảo vệ môi trường và phát triển bền vững;

  • Bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các hãng hàng không; sự phát triển hài hòa giữa các loại hình dịch vụ vận chuyển hàng không.



     2. Quy trình thành lập Công ty kinh doanh vận tải

Thành lập Công ty Kinh doanh Vận tải - Quy trình & Điều kiện

TRƯỜNG HỢP KHÁCH HÀNG TỰ LÀM HỒ SƠ

(gồm 05 bước)
TRƯỜNG HỢP KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ CỦA QUỐC LUẬT 
(chỉ 01 bước duy nhất)

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty

Hồ sơ gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty kinh doanh vận tải;

  • Điều lệ công ty;

  • Danh sách thành viên đối với công ty TNHH, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;

  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây: thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập; quyết định thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; thẻ chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức.

Cơ quan giải quyết: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ thì Sở kế hoạch và đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 2: Khắc dấu và nộp hồ sơ thông báo sử dụng mẫu con dấu của doanh nghiệp

Doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Bước 3: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai.

Bước 4: Thủ tục hoàn tất nghĩa vụ về thuế

  • Treo biển tại trụ sở công ty;

  • Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế;

  • Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp và thông báo số tài khoản với Cơ quan nhà nước;

  • Đăng ký chữ ký số điện tử để thực hiện nộp thuế điện tử;

  • Kê khai và nộp thuế môn bài;

  • In, phát hành hóa đơn giá trị gia tăng.

 

Bước 5: Xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải

Trường hợp 1: Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Hồ sơ gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định;

  • Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

  • Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;

  • Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;

  • Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công - ten - nơ);

  • Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi).

Cơ quan giải quyết: Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh

Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời phê duyệt Phương án kinh doanh kèm theo.

------------------------------------------------------------------------------

Trường hợp 2: Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm (trong lĩnh vực kinh doanh vận tải đường sắt)

Hồ sơ gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm thực hiện theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 65/2018/NĐ-CP;

  • Bản sao chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm thể hiện rõ việc tổ chức, cá nhân được cấp phép hoạt động kinh doanh hoặc vận tải hàng nguy hiểm;

  • Bảng kê danh mục, khối lượng và tuyến vận tải hàng nguy hiểm (ga đi, ga đến); danh sách người áp tải hàng nguy hiểm thực hiện theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 65/2018/NĐ-CP;

  • Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp đối với hợp đồng vận tải hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc vận tải hàng nguy hiểm bằng đường sắt giữa người thuê vận tải hàng nguy hiểm với doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;

  • Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố trong vận tải hàng nguy hiểm có chữ ký, đóng dấu xác nhận của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm;

  • Phương án làm sạch phương tiện và bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau khi kết thúc vận tải theo các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường thực hiện theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 65/2018/NĐ-CP.

Cơ quan giải quyết:

  • Bộ Công an cấp giấy phép vận tải hàng nguy hiểm thuộc các loại 1, 2, 3, 4 và 9 và không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng;

  • Bộ Quốc phòng cấp giấy phép vận tải hoặc mệnh lệnh vận chuyển hàng nguy hiểm thuộc loại 1, 2, 3, 4 và 9 thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng;

  • Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc cấp giấy phép vận tải hàng nguy hiểm thuộc các loại 5, 7 và 8;

  • Bộ Y tế quy định việc cấp giấy phép vận tải hàng nguy hiểm cho hóa chất độc dùng trong lĩnh vực y tế và hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng;

  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc cấp giấy phép vận tải hàng nguy hiểm cho các loại thuốc bảo vệ thực vật;

  • Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc cấp giấy phép vận tải hàng nguy hiểm thuộc loại 6.

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm cho người đề nghị.

-----------------------------------------------------------------------------

Trường hợp 3: Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Giấy phép kinh doanh hàng không

Khách hàng chỉ cần chuẩn bị Bản sao hợp lệ các giấy tờ cá nhân gồm thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập.

Mọi thủ tục còn lại, Quốc Luật sẽ giúp bạn:

  • Soạn thảo hồ sơ pháp lý liên quan đến nội dung đăng ký kinh doanh lĩnh vực xây dựng theo thông tin doanh nghiệp cung cấp và theo đúng với quy định của pháp luật;

  • Đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp thực hiện các thủ tục giúp doanh nghiệp đăng ký thành lập;

  • Theo dõi quá trình thụ lý hồ sơ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giải trình với các cơ quan về các vấn đề liên quan đến việc đăng ký thành lập của doanh nghiệp;

  • Hướng dẫn doanh nghiệp các thủ tục pháp lý có liên quan sau khi Thành lập công ty;

  • Tư vấn các thủ tục về pháp luật, thuế, kế toán cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Qúy khách vui lòng tham khảo Dịch vụ thành lập công ty trọn góiBảng giá dịch vụ của chúng tôi tại đây: Thành lập công ty trọn gói

Dịch vụ thành lập công ty


Qúy khách có nhu cầu thành lập Công ty Xây dựng có nguồn vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vui lòng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết: 

Thành lập công ty xây dựng có nguồn vốn nước ngoài tại Việt Nam

Tư vấn dịch vụ tại công ty Quốc Luật

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và hoàn hảo nhất!

094.868.2349 Zalo Email
Lưu ý: Để bảo mật thông tin của Quý Khách, khi Quý Khách "bình luận" vào bài viết với nội dung chứa số điện thoại và email, những thông tin liên hệ đó sẽ được Quốc Luật ẩn đi nhằm tránh những rắc rối phát sinh cho quý khách hàng.
5
2 Đánh giá
1
0 Đánh giá
2
0 Đánh giá
3
0 Đánh giá
4
0 Đánh giá
5
2 Đánh giá
Chọn mức đánh giá của bạn:
Tên (*)
Số điện thoại (*)
Email (*)
Nội dung đánh giá
NGUYỄN THỊ ÁI NHÂN đã đánh giá vào lúc 21/09/2022
Tuyệt vời
Phong đã đánh giá vào lúc 22/09/2021
Chi tiết, mình đang muốn thành lập công ty kinh doanh vận tại, bên bạn liên hệ mình nhé.

Có thể bạn quan tâm

CÁC CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN CỦA CHÚNG TÔI
luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn

Chuyên viên tư vấn Quốc Luật
Trần Hoàng Luân
Lawyer Manager - Advisory 0948 68 2349
Chuyên viên tư vấn Quốc Luật
Đặng T. Hồng Tâm
DN - Thuế - Kế Toán 0911 53 2929
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Dịu My
Tư vấn doanh nghiệp
0911 55 3434
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Hoàng Kiệt
Tư vấn doanh nghiệp
0911 68 0238
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Thế Kỷ
Tư vấn doanh nghiệp
(028) 38 20 29 29 - 107
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Ái Nhân
Tư vấn doanh nghiệp
(028) 38 20 29 29 - 109
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Nguyễn Hằng
Tư vấn doanh nghiệp
(028) 38 20 29 29 - 119
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Hồng Linh
Tư vấn Thuế - Kế toán - BHXH
(028) 38 20 29 29 - 101
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Văn Tri
Tư vấn Thuế - Kế toán
(028) 38 20 29 29 - 118
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Lê Thị Xuân
Tư vấn Thuế & Kế toán
(028) 38 20 29 29 - 121
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Minh Hà
Lao động & BHXH
(028) 38 20 29 29 - 120
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Thị Châu
Tư vấn Thuế - Kế toán
(028) 38 20 29 29 - 106
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Diễm Cúc
Tư vấn Thuế - Kế toán
(028) 38 20 29 29 - 119
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Nguyễn Thị Sương
Tư vấn Thuế & Kế toán
(028) 38 20 29 29 - 102
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Ánh Linh
Tư vấn Thuế - Kế toán
(028) 38 20 29 29 - 115
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Ngọc Uyên
Tư vấn doanh nghiệp
(028) 38 20 29 29 - 112
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Bình An
Tư vấn doanh nghiệp
(028) 38 20 29 29 - 108

CÁC DỰ ÁN QUỐC LUẬT ĐÃ THỰC HIỆN

KHÁCH HÀNG & ĐỐI TÁC TIÊU BIỂU

BẠN CẦN TƯ VẤN ?

Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!