Sau khi thực hiện các thủ tục pháp lý cho doanh nghiệp, thông tin của chủ doanh nghiệp thường được công khai trên mạng, trên các kênh thông tin về doanh nghiệp, trên Cổng thông tin quốc gia, các website của Sở kế hoạch - đầu tư, Sở công thương hay các trang mạng cung cấp thông tin doanh nghiệp. Mục đích của việc đăng công khai thông tin là để góp phần minh bạch trong việc hoạt động kinh doanh của công ty. Chính vì khe hở trong việc quản lý thông tin này, các cá nhân, tổ chức lừa đảo đã có hành vi xấu trong việc lợi dụng sự thiếu kiến thức trong pháp lý của chủ chủ doanh nghiệp về các nghiệp vụ, về tổ chức quản lý doanh nghiệp/công ty và nhất là các thủ tục hành chính với các cơ quan cán bộ Nhà Nước.
Nhắm vào tâm trạng mới thành lập của các doanh nghiệp, những cá nhân, tổ chức lừa đảo này đã có rất nhiều cách lừa đảo tinh vi lợi dụng tâm lý của người chủ doanh nghiệp. Các tình huống thường thấy từ những cuộc gọi từ phía các chủ doanh nghiệp đã trải qua:
Giả mạo cán bộ Sở kế hoạch - Đầu tư gọi điện thoại đề nghị doanh nghiệp đóng tiền tham gia đăng ký các lớp bồi dưỡng kiến thức về những quy định pháp luật mới và bán sách, tài liệu hướng dẫn cho doanh nghiệp; cán bộ Chi cục thuế/Cục thuế gọi điện thoại hướng dẫn về luật thuế và các tài liệu bắt buộc cho doanh nghiệp mới thành lập dù có những doanh nghiệp đã có kế toán riêng đảm nhận việc kê khai thuế ban đầu với bên cơ quan thuế Nhà nước. Những cuộc điện thoại có thể đến bất cứ lúc nào và đủ các thể loại từ việc dọa dẫm sẽ kiểm tra trụ sở công ty, hỏi về các vấn đề liên quan đến thuế; rồi bắt ép mua các sách, báo, tài liệu về luật, thuế, về phương pháp phòng cháy chữa cháy; đến việc chào mua các dịch vụ như chữ ký số, lập website, chạy quảng cáo, đăng ký thuế,...Thâm chí, có trường hợp khách hàng đã từ chối hết tất cả và nói đã thực hiện hết các thủ tục đúng với quy định rồi thì vẫn bị "gài" là đã thực hiện sai rồi và yêu cầu phải làm khác rồi còn trích dẫn rằng: "Đây mới đúng là quy định của Nhà nước".
Chính vì liên hệ qua điện thoại và tình huống bất ngờ nên nhiều lúc chủ doanh nghiệp không kịp phản ứng và đã đồng ý với lời đề nghị có đầy tính răng đe từ phía tổ chức lừa đảo. Các đồi tượng này không chỉ nắm trong tay số điện thoại của doanh nghiệp mà họ còn có cả các thông tin liên quan như: mã số thuế, thông tin người đại diện pháp luật, địa chỉ đăng ký kinh doanh,... và yêu cầu phải thực hiện như đúng như bên phía họ nếu không thì Giấy phép đăng ký doanh nhiệp sẽ bị giữ lại không được cấp phép để hoạt động kinh doanh. Các đối tượng lừa đảo rất nhanh trong cách ăn nói, không cần đợi phía doanh nghiệp đồng ý mà gần như là bắt ép. Đối với những trường hợp bán tài liệu, sách tham khảo thì họ sẽ tiến hành giao hàng đến tận trụ sở doanh nghiệp và thu tiền thông qua một đơn vị khác để tránh điều tra, nhưng thực sự phía sau những gói tài liệu ấy thì chỉ là sách báo cũ, sách không hề liên quan đến pháp luật hay cũng có khi là sách vở đã qua sử dụng hay bị bỏ đi. Khiến cho nhiều chủ doanh nghiệp cảm thấy hoang mang và mất lòng tin vào các cơ quan chức năng và nghi ngờ phía công ty đã cung cấp thông tin ra bên ngoài kết hợp với bên lừa đảo.
Chính vì các trường hợp này liên tiếp diễn ra và lặp đi lặp lại nhiều lần nên phía Quốc Luật khi thực hiện thủ tục thành lập cho doanh nghiệp luôn nhắc nhở chủ doanh nghiệp nên cẩn thận và hạn chế nghe điện thoại từ các số lạ trong thời gian đầu khi thực hiện thủ tục vì các trường hợp lừa đảo nêu trên. Toàn bộ các giấy tờ thủ tục khi chủ doanh nghiệp đã giao cho Quốc Luật nắm giữ thì chủ doanh nghiệp hoàn toàn có thể yên tâm với tiêu chí "bảo mật" luôn đi đầu để bảo vệ quyền lợi cho chính khách hàng.