Trong nền kinh tế hiện nay, vốn đầu tư phát triển kinh tế nói chung và vốn đầu tư phát riển khu công nghiệp nói riêng là một vấn đề đặc biệt quan trọng và thiết thực, cần được quan tâm giải quyết. Việc thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp như thế nào để đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng thời việc thu hút đó phải đạt được hiệu quả kinh tế. Quá trình hình thành và phát triển, các khu công nghiệp dần chứng tỏ là một trọng tâm của việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động, đóng góp ngân sách cho địa phương…
Quy trình thực hiện các thủ tục đầu tư vào các Khu Công Nghiệp được tiến hành qua các bước, cụ thể như sau:
Bước 1: Khảo sát địa điểm, tìm hiểu thông tin
Nhà đầu tư được hướng dẫn thông tin về quy hoạch các khu công nghiệp, các chính sách pháp luật, giá thuê đất và thuê lại đất… nhằm hỗ trợ thiết lập đề xuất các dự án đầu tư. Công ty Quốc Luật cung cấp các thông tin liên quan, khi cần thiết phối hợp với các Cơ quan ban ngành và Chủ đầu tư hạ tầng KCN giới thiệu trên thực địa.
Bước 2. Ký thỏa thuận về việc thuê lại đất của KCN
Nhà đầu tư đàm phán và ký kết Bản thỏa thuận hoặc Hợp đồng sơ bộ về việc thuê lại đất với chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng các KCN. Theo đó, nộp tiền đặt cọc thuê lại đất (nếu có).
Bước 3. Hoàn thiện các thủ tục cấp IRC, ERC, con dấu và giấy phép khác
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Investment Registration Certificate – IRC)
- Cơ quan tiếp nhận: Ban Quản lý các khu công nghiệp tiếp nhận hồ sơ thông qua Trung tâm hành chính công
- Thời gian giải quyết: không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Enterprise Registration Certificate – ERC)
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp tại phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc thành lập tổ chức kinh tế khác tại cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Các thủ tục sau khi đăng ký doanh nghiệp
Một số công việc khác sau khi nhà đầu tư được cấp IRC và ERC có thể kể đến như sau:
- Thực hiện khắc con dấu theo quy định của pháp luật;
- Mở tài khoản ngân hàng và thực hiện thủ tục thông báo theo quy định pháp luật;
- Khai thuế ban đầu, hồ sơ lao động và bảo hiểm lần đầu theo quy định của pháp luật;
- Lập sổ đăng ký thành viên, cấp giấy chứng nhận góp vốn;
- Xin Giấy phép lao động, Thẻ Tạm Trú, Thị thực cho người nước ngoài; Đăng ký các thủ tục xuất nhập cảnh, cư trú… cho người nước ngoài (đối với các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động là người nước ngoài);
- Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá; Khai thuế môn bài…
Bước 4. Ký kết Hợp đồng thuê đất, thuê lại đất
Sau khi hoàn thành các Bước trên nhà đầu tư đàm phán và ký kết Hợp đồng thuê lại đất với chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng các KCN. Công ty Quốc Luật sẽ hỗ trợ và tư vấn thiết lập các cơ sở pháp lý liên quan đến thỏa thuận chi tiết về những điều khoản trong hợp đồng để nhận bàn giao mặt bằng chính thức.
Bước 5. Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
Nhà đầu tư lập hồ sơ thiết kế về phòng cháy chữa cháy theo quy định và trình thẩm duyệt đối với các dự án, công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020.
- Hồ sơ: Hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy;
- Cơ quan giải quyết: Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy;
- Thời hạn giải quyết: theo quy định;
- Kết quả: Quyết định thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy.
Đối với các dự án thuộc danh mục có nguy hiểm về cháy nổ thì nhà đầu tư phải trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (Phòng cảnh sát PCCC) tham gia ý kiến thiết kế PCCC và thẩm duyệt thiết kế PCCC.
Việc đề nghị thỏa thuận, góp ý PCCC được thực hiện đồng thời các bước lập quy hoạch, tham gia TKCS; việc đề nghị thẩm duyệt thiết kế về PCCC tham gia đồng thời với đề nghị cấp Giấy phép xây dựng.
Đối với các dự án, công trình không thuộc danh mục quy định tại Phục lục IV ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính Phủ vẫn phải thiết kế bảo đảm yêu cầu về PCCC theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC nhưng không bắt buộc phải thẩm duyệt thiết kế về PCCC.
Bước 6. Thủ tục vệ bảo vệ môi trường
Căn cứ các quy định về bảo vệ môi trường Nhà đầu tư lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu dự án thuộc diện lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường) để trình thẩm định, phê duyệt hoặc lập Bản cam kết bảo vệ môi trường (từ ngày 01/01/2015 là Hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trường).
- Hồ sơ: Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường (từ ngày 01/01/2015 là Hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trường) theo quy định;
- Cơ quan giải quyết: các dự án thuộc trách nhiệm giải quyết của Bộ TNMT bao gồm các dự án theo quy định tại Phụ lục III, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ; các dự án thuộc trách nhiệm giải quyết của BQL là các dự án đầu tư không thuộc danh mục hoặc dưới mức quy định của danh mục tại Phụ lục III, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ;
- Thời hạn giải quyết:
+ Bản cam kết bảo vệ môi trường: 05 ngày (10 ngày đối với Hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trường);
+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường: theo quy định;
+ Các dự án thuộc trách nhiệm giải quyết của Bộ TNMT thì thời hạn thẩm định, phê duyệt theo quy định của Bộ TNMT.
- Kết quả: Văn bản chấp thuận đăng ký Bản bảo vệ môi trường (từ ngày 01/01/2015 là Văn bản xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường); Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Bước 7. Đăng ký quyền sử dụng đất
- Hồ sơ: Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử đụng đất;
- Cơ quan giải quyết: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Thời hạn giải quyết: theo quy định;
- Kết quả: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Bước 8. Giấy phép Xây dựng
Trước khi tiến hành khởi công xây dựng trên mặt bằng dự án , nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục xin cấp phép xây dựng.
- Hồ sơ: Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép Xây dựng;
- Cơ quan giải quyết: Ban Quản lý Khu kinh tế;
- Thời hạn: 07 ngày;
- Kết quả: Giấy phép Xây dựng.
Kể từ ngày 01/01/2015, các dự án, công trình quy định tại Khoản 2, Điều 89, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được miễn giấy phép xây dựng.
Bước 9. Các thủ tục xác nhận sau khi hoàn thành xây dựng
Sau khi hoàn thành giai đoạn xây dựng của dự án, nhà đầu tư thực hiện các thủ tục xác nhận sau đây:
Xác nhận hoàn công
Nhà đầu tư thực hiện thủ tục xác nhận hoàn công nếu có nhu cầu:
- Hồ sơ: Hồ sơ xác nhận hoàn công;
- Cơ quan giải quyết: Ban Quản lý Khu kinh tế kiểm tra và xác nhận;
- Thời hạn giải quyết: 07 ngày;
- Kết quả: Văn bản xác nhận hoàn công.
Xác nhận việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án (đối với dự án thuộc diện phải xác nhận theo quy định)
- Hồ sơ: Văn bản đề nghị xác nhận việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án;
- Cơ quan giải quyết: Cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện kiểm tra và xác nhận;
- Thời hạn giải quyết: theo quy định;
- Kết quả: Giấy xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án.
Xác nhận về công trình phòng cháy chữa cháy (PCCC)
- Hồ sơ: Văn bản đề nghị xác nhận về công trình PCCC;
- Cơ quan giải quyết: Cơ quan thẩm duyệt thiết kế PCCC kiểm tra và xác nhận;
- Thời hạn giải quyết: theo quy định;
- Kết quả: Văn bản xác nhận về công trình PCCC.
Thẩm tra thiết kế và nghiệm thu công trình
Đối với các công trình thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 10/2021/TT-BXD ngày 25/8/2021 của Bộ Xây dựng phải được Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng thẩm tra thiết kế và kiểm tra công tác nghiệm thu trước khi đưa công trình vào sử dụng.
- Hồ sơ: Hồ sơ đề nghị thẩm tra thiết kế cơ sở; Hồ sơ nghiệm thu công trình;
- Cơ quan giải quyết: Ban Quản lý Khu kinh tế phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra;
- Thời hạn giải quyết: theo quy định;
- Kết quả: Văn bản thông báo kết luận thẩm tra thiết kế; Văn bản nghiệm thu công trình.
Bước 10. Chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng
- Hồ sơ: Nhà đầu tư lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng gửi Sở TNMT;
- Cơ quan giải quyết: Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Thời hạn giải quyết: theo quy định;
- Kết quả: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Bước 11. Đăng ký hoạt động
- Hồ sơ: Sau khi hoàn thành xây dựng công trình, vận hành thử, nhà đầu tư lập thủ tục đăng ký dự án hoạt động chính thức.
- Cơ quan giải quyết: Ban Quản lý KKT;
- Thời hạn giải quyết: 10 ngày;
- Kết quả: Văn bản thông báo dự án hoạt động chính thức.
Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và hoàn hảo nhất!