Các doanh nghiệp nước ngoài khi đến đầu tư tại Việt Nam đều gặp phải rào cản lớn nhất, chính là các văn bản pháp lý tại địa phương. Câu hỏi được nhiều người thường thắc mắc đầu tiên là: “Có sự khác nhau nào không giữa một công ty trong nước và công ty có vốn đầu tư nước ngoài khi thành lập công ty tại Việt Nam?”. Để trả lời một phần câu hỏi trên, Quốc Luật xin đưa ra những điểm khác biệt và những điểm cần lưu ý giúp những nhà đầu tư tìm hiểu trước nguồn thông tin, cân nhắc cũng như có những lựa chọn, quyết định đúng đắn đối với hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
- Về mặt pháp lý
Mỗi lĩnh vực đầu tư thường có những yêu cầu khách nhau, ngành nghề mà nhà đầu tư lựa chọn cũng sẽ ảnh hưởng đến những văn bản pháp luật liên quan riêng. Bên cạnh đó, việc nhà đầu tư đến từ quốc gia nào, nguồn vốn đầu tư xuất pháp từ đâu cũng có những quy định pháp lý rất khác nhau.
Nhà đầu tư nước ngoài cần chú ý đến các cam kết của Việt Nam khi gia nhập các tổ chức thương mại quốc tế, ví dụ như: WTO – Việt Nam cam kết mở cửa thị trường, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đến để đầu tư, kinh doanh. Do vậy, nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam phải thỏa mãn những điều kiện trong cam kết quốc tế và những văn bản pháp luật của Việt Nam. Ví dụ: Luật doanh nghiệp 2014, Luật đầu tư 2015 và các văn bản dưới luật có liên quan.
- Về ngành nghề kinh doanh
Ở mỗi quốc gia khác nhau sẽ có các quy định, điều lệ riêng trong kinh doanh để phù hợp với tình hình và thực trạng tại quốc gia mình. Và tại Việt Nam cũng vậy, doanh nghiệp có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào mà pháp luật không cấm, không trái với các văn bản pháp luật và phải đăng ký với cơ quan Đăng ký kinh doanh trước khi họa động. Tuy nhiên, có rất nhiều ngành nghề kinh doanh ở nước ngoài nhưng chưa có tại Việt Nam. Trong khi theo quy định, nhà đầu tư phải đăng ký mã ngành kinh doanh theo hệ thống ngành nghề kinh doanh quốc gia, CPC và cũng có nhiều ngành các nhà đầu tư muốn kinh doanh nhưng lại không thực hiện được.
- Về trụ sở, địa điểm đăng ký kinh doanh
Trụ sở là địa điểm liên lạc, địa điểm giao dịch, hoạt động của doanh nghiệp; phải có địa chỉ cụ thể, xác định gồm: số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Đây chính là yếu tố không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Nhưng đối với người nước ngoài, khi chưa thông hiểu các địa điểm tại Việt Nam. Việc đi lại, tìm kiếm cho mình một địa chỉ thích hợp để đặt trụ sở cũng là điều khó khăn và vướng mắc khi làm thủ tục đăng ký thành lập công ty.
- Về cơ quan cấp phép và thủ tục cấp phép
Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thủ tục và quy trình thành lập phức tạp hơn rất nhiều, quy trình thành lập sẽ được chia làm hai trường hợp, trường hợp đăng ký đầu tư và trường hợp thẩm tra dự án đầu tư
Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Sau khi xem xét, nếu đủ điều kiện cấp phép, Sở Kế hoạch và Đầu tư chuyển hồ sơ đăng ký Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Ủy ban nhân dân là cơ quan cấp Chứng nhận đầu tư. Khi nhận Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời cũng là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, thủ tục đầu tư sẽ được Ban quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất tiến hành và cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho doanh nghiệp.
- Về xác định chủ đầu tư
Vẫn chưa có sự minh bạch trong nhận định, phân biệt rõ giữa Nhà đầu tư trong nước và Nhà đầu tư nước ngoài. Điều này làm ảnh hưởng đến các quy định pháp luật tương ứng khi áp dụng. Nếu được xem là Nhà đầu tư trong nước thì chỉ mất tầm 4 ngày làm việc để xin Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; còn nếu là Nhà đầu tư nước ngoài thì mất tối thiểu là 30 ngày làm việc.
- Về giải trình đáp ứng các điều kiện đầu tư
Luật đầu tư quy định chỉ thẩm định ở cấp Bộ, song thực tế tại một số địa phương, dù Bộ đã chấp nhận nhưng khi về đến địa phương thì có thêm những câu hỏi, ý kiến của các Sở, thường các Sở yêu cầu giải trình thêm. Việc gây thêm không ít rắc rối, khó khăn đối với nhà đầu tư.
- Về tiến trình thực hiện góp vốn
Có rất nhiều trường hợp do chậm tiến độ góp vốn vì lý do khách quan nhưng để được góp vốn sau khi pháp hiện ra là quá hạn thì khó thực hiện. Sau đó, Sở kế hoạch và đầu tư buộc phải tiến hành thanh tra, phạt vi phạm rồi điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư liên quan đến thời hạn góp vốn mới được chuyển vốn. Trong khi đó, Ủy ban nhân dân luôn kêu gọi nguồn vốn nước ngoài nhưng cách triển khi thì lại không được nhanh gọn và còn rườm rà.
Tóm lại, qua một số điểm được đưa ra dành cho các nhà đầu tư ngoài. Để không gặp những trở ngại về thời gian và tiết kiệm chi phí, nhà đầu tư nước ngoài nên tham vấn các chuyên gia pháp lý, tài chính … để nắm được các thủ tục cấp phép cũng như hoạt động của dự án đầu tư tại Việt Nam. Cần chuẩn bị hồ sơ năng lực của nhà đầu tư một cách kỹ lưỡng để giải trình với cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng cần cân nhắc về thời gian thực hiện trước, trong và sau dự án để đảm bảo thời gian thực hiện dự án được đầy đủ.