Hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam ngày càng nhiều, không ít trong số đó có nhu cầu nhờ người Việt Nam đứng tên hộ trên các giấy tờ đăng ký kinh doanh của công ty để thực hiện thủ tục đơn giản và nhanh chóng hơn.
Thật vậy, đối với nhà đầu tư, khi họ chọn người Việt đứng tên hộ trên các giấy tờ của công ty thì có rất nhiều lý do sau đây:
Thứ nhất, về thủ tục thành lập công ty:
- Thủ tục thành lập công ty cho người Việt Nam chỉ mất 3 ngày làm việc, trong khi đó đối với người nước ngoài là từ 15 – 30 ngày, thậm chí là có thể kéo dài lâu hơn.
- Hồ sơ chuẩn bị đối với các ngành nghề thông thường, người Việt Nam chỉ cần chuẩn bị bản sao công chứng giấy tờ cá nhân. Tuy nhiên, người nước ngoài phải chuẩn bị rất nhiều giấy tờ và tốn rất nhiều thời gian chuẩn bị hợp thức hóa lãnh sự, dịch thuật,.... Cụ thể: Yêu cầu chuẩn bị xác nhận số dư tài khoản ngân hàng tại thời điểm thành lập công ty (số dư tối thiểu phải bằng số vốn góp nhà đầu tư vào công ty), hộ chiếu công chứng, hợp đồng thuê văn phòng và các giấy tờ pháp lý kèm theo đối với địa chỉ văn phòng đó.
- Nhà đầu tư nước ngoài sẽ bị hạn chế rất nhiều khi đăng ký đối với 1 số ngành nghề kinh doanh, điều này làm cho nhà đầu tư khó tiếp cận với thị trường Việt Nam. Do đó, nếu người nước ngoài muốn kinh doanh các ngành nghề này, chỉ có thể nhờ người Việt Nam đứng tên hộ hoặc góp vốn để thành lập công ty chung với người Việt Nam.
- Chi phí sử dụng dịch vụ thành lập công ty cho nhà đầu tư nước ngoài có thể gấp rất nhiều lần so với thành lập công ty Việt Nam.
Thứ hai, về vấn đề vận hành công ty:
- Công ty phải đáp ứng các điều kiện để người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Cụ thể, nếu là thành viên góp vốn/chủ sở hữu hoặc cổ đông thì phải thực hiện thủ tục xin giấy phép miễn lao động cho nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian nhà đầu tư hoạt động tại Việt Nam. Nếu nhà đầu tư đứng tên người đại diện pháp luật (nhưng không đứng tên chủ sở hữu) thì phải ký hợp đồng lao động, xin giấy phép lao động, thị thực, làm thẻ tạm trú và thực hiện đóng thuế thu nhập cá nhân, chế độ lao động cho người lao động nước ngoài. Như vậy, để thực hiện những thủ tục trên rất tốn thời gian và chi phí.
- Khác với công ty có vốn trong nước, công ty có yếu tố nước ngoài bắt buộc phải thực hiện kiểm toán ngay sau khi báo cáo tài chính năm.
Tuy nhiên, thực trạng này dẫn đến rất nhiều hậu quả khó lường trước cho cả nhà đầu tư và người Việt Nam đứng tên hộ.
Vậy nên, các bên cần cân nhắc thật kỹ khi nhờ người Việt đứng tên hộ.
RỦI RO MÀ CÁC BÊN CÓ THỂ GẶP PHẢI
A. Rủi ro của người nước ngoài khi để người Việt Nam đứng tên hộ:
- Khi để người Việt Nam đứng tên trên các giấy tờ hợp pháp của công ty, thì các cơ quan nhà nước chỉ công nhận chủ sở hữu/ thành viên góp vốn/ cổ đông là người Việt Nam đó. Do đó, khi có tranh chấp xảy ra về quyền lợi của chủ sở hữu/ thành viên góp vốn/ cổ đông công ty và người nước ngoài, thì người nước ngoài đó sẽ không được pháp luật thừa nhận tư cách là chủ sở hữu/ thành viên góp vốn/ cổ đông của công ty.
- Người nước ngoài sẽ có nguy cơ mất/ hao hụt tài sản/ mất luôn công ty vì không kiểm soát được công ty và pháp luật chỉ thừa nhận chữ ký và quyền hạn của người chủ công ty “trên giấy tờ”.
- Người nước ngoài sẽ rất khó quản lý công ty hay tiến hành các giao dịch thương mại nếu như người đại diện pháp luật công ty/ chủ sở hữu “trên giấy tờ” không ủy quyền cho người đó thực hiện các giao dịch kể trên.
- Vì bất đồng về ngôn ngữ và văn hóa, nếu nhà đầu tư nước ngoài không am hiểu về pháp luật ở Việt Nam và chỉ vận hành theo ý thức chủ quan của mình, rất dễ dẫn đến sự đi chệch hướng về cách vận hành công ty và dễ dàng bị người khác lợi dụng sự cả tin của mình để tiến hành các việc làm vi phạm pháp luật nhằm trục lợi cho bản thân họ.
B. Rủi ro của người Việt Nam khi đứng tên hộ cho người nước ngoài:
- Khi để người Việt Nam đứng tên trên các giấy tờ hợp pháp của công ty, thì các cơ quan nhà nước chỉ công nhận chủ sở hữu/ thành viên góp vốn/ cổ đông là người Việt Nam đó. Do đó, khi có tranh chấp xảy ra hoặc có việc vi phạm pháp luật của công ty, người Việt Nam sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Thực tế, có rất nhiều trường hợp nhà đầu tư trốn về nước, khi đó người Việt rất khó để tìm nhà đầu tư và quy trách nhiệm cho họ.
- Nếu người Việt Nam không đủ trình độ để am hiểu lĩnh vực kinh doanh của công ty, không am hiểu pháp luật, dễ dẫn đến tình trạng nhà đầu tư thâu tóm toàn bộ và chi phối hoạt động kinh doanh. Người đứng tên hộ chỉ làm theo chỉ đạo của nhà đầu tư và tất cả chữ ký của các giấy tờ liên quan người Việt đều ký thì người Việt này sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm trước pháp luật.
Như vậy, hai bên đều có thể chịu rủi ro pháp lý rất cao và một trong hai bên có thể gánh chịu hậu quả không mong muốn nếu bên còn lại không thực hiện đúng cam kết.
Do vậy, tùy thuộc vào đặc thù tính chất kinh doanh và mối quan hệ của hai bên, nhà đầu tư và cá nhân người Việt nên suy nghĩ thật cẩn trọng trước khi quyết định thực hiện việc đứng tên hộ.
Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và hoàn hảo nhất!