Đối với văn phòng đại diện, chức năng chính là liên lạc, tìm hiểu thị trường, xúc tiến đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh, không bao gồm ngành dịch vụ mà việc thành lập văn phòng đại diện trong lĩnh vực đó quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành. Bên cạnh đó, văn phòng đại diện cũng không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện có giấy uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài. Chủ yếu văn phòng đại diện chỉ được thực hiện các công việc nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thương nhân nước ngoài.
Trong khi đó, đối với Công ty thì có thể thực hiện hoạt động kinh doanh để mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư; bên cạnh đó, khi hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, thương nhân nước ngoài có thể nhận được nhiều ưu đãi trong chính sách thu hút đầu tư của Chính phủ. Công ty 100% vốn nước ngoài đã đươc coi là chủ thể có tư cách pháp nhân nên có thể tự mình ký kết hợp đồng, giao dịch, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
Nhìn chung, điểm khác biệt cơ bản nhất giữa Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài và công ty 100% vốn nước ngoài là công ty có thể thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong khi văn phòng đại diện thì không. Chính sự khác khác biệt cơ bản này dẫn đến những điểm khác biệt khác trong tổ chức, quản lý, vận hành, quyền và nghĩa vụ,… của hai hình thức trên, có thể kể đến như sau:
- Công ty có hệ thống tổ chức quản lý nhiều cấp bậc, chặt chẽ và phức tạp hơn so với văn phòng đại diện.
- Việc quản lý Công ty tuân theo quy định của pháp luật doanh nghiệp. Công ty cũng cần có những quy định nội bộ để quy trình hoạt động kinh doanh được rõ ràng và rành mạch.
- Chế độ báo cáo, quản lý của công ty phức tạp hơn so với văn phòng đại diện nên cần có đội ngũ nhân sự có trình độ cao, có kiến thức pháp luật để bảo đảm tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ của công ty đối với Nhà nước.
Bảng so sánh các yếu tố cơ bản giữa Văn phòng đại diện và Công ty 100% vốn nước ngoài
STT |
Tiêu chí |
Văn phòng đại diện |
Công ty 100% vốn nước ngoài |
1. |
Chức năng |
Không có chức năng kinh doanh, chỉ đóng vai trò liên lạc, thúc đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh của thương nhân nước ngoài |
Có chức năng hoạt động kinh doanh và sinh lợi trên thị trường Việt Nam. |
2. |
Chủ thể ký kết hợp đồng kinh doanh |
Không được phép ký kết hợp đồng Thương nhân ở nước ngoài là chủ thể ký kết hợp đồng |
Tự giao kết hợp đồng với các đối tác |
3. |
Thực hiện hợp đồng |
Thương nhân ở nước ngoài có trách nhiệm thực hiện hợp đồng với các đối tác tại Việt Nam, VPĐD đóng vai trò liên lạc, hỗ trợ |
Tự thực hiện các hợp đồng đã ký kết |
4. |
Thuế |
VPĐD chỉ kê khai, đóng thuế thu nhập cá nhân thay cho người lao động làm việc tại VPĐD và phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thương nhân nước ngoài có nghĩa vụ thuế theo quy định về thuế của quốc gia thương nhân mang quốc tịch |
Công ty 100% vốn nước ngoài thành lập tại Việt Nam mang quốc tịch Việt Nam chịu thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam. Các loại thuế phải nộp: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân. Ngoài ra, tùy thuộc vào hoạt động kinh doanh của công ty mà có thể phải chịu thêm các sắc thuế: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, tiền thuê đất, phí, lệ phí hoặc các loại thuế khác. |
5. |
Lợi nhuận |
Văn phòng đại diện không kinh doanh nên không phát sinh lợi nhuận. Thương nhân nước ngoài thu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của mình và phải đóng thuế riêng đối với phần lợi nhuận đó (nếu có) |
Trường hợp kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản đến hạn trả khác thì thương nhân nước ngoài là chủ sở hữu công ty được chia lợi nhuận. Việc chuyển lợi nhuận về nước tuân theo pháp luật của quốc gia thương nhân mang quốc tịch. |
6. |
Chi phí thành lập và vận hành |
Tương đương nhau. |
|
7. |
Thời hạn hoạt động theo giấy phép |
5 năm và được quyền gia hạn |
50 năm và được quyền gia hạn. Thời gian hoạt động lâu cùng với yêu cầu chi phí đầu tư lớn. Việc thành lập công ty 100% vốn nước ngoài phù hợp với các thương nhân có ý định phát triển kinh doanh lâu dài, ổn định, nghiêm túc với thị trường Việt Nam |
Tùy vào mục đích thâm nhập thị trường Việt Nam của nhà đầu tư, Quốc Luật cho rằng cần dựa vào hai trường hợp:
- Nếu trong kế hoạch kinh doanh sắp tới của nhà đầu tư là chỉ tìm hiểu về thị trường Việt Nam, quảng bá hình ảnh, thúc đẩy các cơ hội đầu tư bằng việc thực hiện các chính sách PR, marketing và trong tương lai không có ý định trực tiếp kinh doanh thì có thể lựa chọn thành lập văn phòng đại diện.
- Ngược lại, mặc dù nhà đầu tư hiện tại chỉ muốn tìm hiểu thị trường cũng thực hiện các chính sách PR, marketing và ý định sẽ kinh doanh trong tương lai tại Việt Nam nên thành lâp Công ty vì vấn đề thủ tục thành lập, quản lý, nghĩa vụ thuế giữa hai loại hình này là tương tự nhau. Nhà đầu tư có thể tránh được các bước thủ tục pháp lý làm chậm tiến trình kinh doanh khi nhà đầu tư muốn chính thức hoạt động kinh doanh.