Quy trình – Thủ tục thành lập công ty tài chính

Nhắc đến kinh tế chúng ta không thể nhắc đến hai chữ “tài chính”. Bất cứ một thị trường nào hoạt động đều cần sự lưu thông của dòng tiền, chính nhờ sự góp mặt của tài chính mà nền kinh tế mới có thể hoạt động và ngày càng phát triển. Chính vì lẽ đó mà ngày càng nhiều các công ty tài chính ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu lưu thông tiền tệ, đáp ứng nhu câu dòng chảy của tiền tệ, cũng như các biện pháp đối với tình hình tài chính ở các doanh nghiệp. Thế nhưng, hoạt động trong lĩnh vực tài chính lại là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, yêu cầu cao đối với vốn pháp định, vậy nên hầu hết các công ty được thành lập đều cần có sự chuẩn bị kỹ trước khi bước vào hoạt động kinh doanh. Sau đây, Quốc Luật sẽ hướng dẫn các bước thực hiện trong quy trình thành lập công ty tài chính để quý khách hàng tham khảo như sau:

business-finance-quoc-luat

I/ Những văn bản pháp lý có liên quan

  • Điều 20, điều 21 Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12
  • Nghị định số 39/2014/NĐ – CP
  • Nghị định số 10/2011/NĐ-CP
  • Điều 7, điều 8 Thông tư số 06/2002/TT-NHNN
  • Điều 6 Thông tư số 24/2011/TT-NHNN
  • Quyết định số 40/2007/QĐ-NHNN ngày 02/11/2007

II/ Điều kiện hoạt động kinh doanh công ty tài chính

1. Giấy phép thành lập và hoạt động với công ty tài chính

a/ Điều kiện chung:

  • Có vốn điều lệ, vốn được cấp tổi thiểu là 500 tỷ đồng.
  • Chủ sở hữu công ty tài chính là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là pháp nhân đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn; cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ khả năng tài chính để góp vốn.

Điều kiện đối với chủ sở hữu công ty tài chính là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập do Ngân hành Nhà nước quy định

  • Người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 50 của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010
  • Có điều lệ phù hợp với quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và các quy định khác của pháp luật có liên quan
  • Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi, không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng; không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống tổ chức tín dụng.

thu-tuc-phap-ly

b/ Điều kiện đối với thành viên sáng lập là các tổ chức, cá nhân có uy tín và năng lực tài chính, cụ thể:

  • Đối với tổ chức là doanh nghiệp Việt Nam không phải là tổ chức tín dụng:
  • Là doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu tối thiểu 500 tỷ đồng vào năm liền kề trước năm đề nghị thành lập công ty tài chính trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Trường hợp tập đoàn kinh tế đề nghị thành lập công ty tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì phải có vốn chủ sở hữu tối thiểu 1.000 tỷ đồng và phải có cam kết hỗ trợ về tài chính cho công ty tài chính để giải quyết khó khăn trong trường hợp công ty tài chính gặp khó khăn về vốn hoặc khả năng chi trả;
  • Kinh doanh có lãi trong năm liền kề trước năm đề nghị thành lập công ty tài chính;
  • Vốn góp tham gia thành lập phải đảm bảo: vốn chủ sở hữu trừ đi phần chênh lệch giữa các khoản đầu tư dài hạn và nợ dài hạn tối thiểu bằng số vốn góp theo cam kết (cách xác định theo phụ lục số 04.ĐGH kèm theo Thông tư này).
  • Đối với tổ chức tín dụng Việt Nam phải đảm bảo:
  • Duy trì tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật sau khi góp vốn vào công ty tài chính;
  • Có tổng tài sản Có tối thiểu 50.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ nhỏ hơn 3% tại thời điểm xin góp vốn thành lập công ty tài chính;
  • Không vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời gian 06 tháng liên tục trước thời điểm đề nghị thành lập công ty tài chính;
  • Hoạt động kinh doanh lành mạnh, an toàn; có lãi trong năm liền kề trước năm đề nghị thành lập công ty tài chính.
  • Đối với cá nhân:
  • Mang quốc tịch Việt Nam, không thuộc đối tượng bị cấm theo quy định tại khoản 2, Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2005;
  • Có khả năng về tài chính để góp vốn thành lập công ty tài chính;
  • Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang có án tích;
  • Có bằng đại học hoặc trên đại học ngành kinh tế hoặc Luật;
  • Cam kết hỗ trợ về tài chính cho công ty tài chính để giải quyết khó khăn trong trường hợp công ty tài chính gặp khó khăn về vốn hoặc khả năng chi trả.

c/ Công ty tài chính liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài được cấp Giấy phép khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Các điều kiện quy định như trên
  • Tổ chức tín dụng nước ngoài được phép thực hiện hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật của nước tổ chức tín dụng nước ngoài đặt trụ sở chính
  • Hoạt động dự kiến xin phép thực hiện tại Việt Nam phải là hoạt động mà công ty tài chính nước ngoài đang được phép thực hiện tại nước nơi công ty tài chính nước ngoài đặt trụ sở chính
  • Công ty tài chính nước ngoài phải có hoạt động lành mạnh, đáp ứng các điều kiện về tổng tài sản có, tình hình tài chính, các tỷ lệ đảm bảo an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
  • Công ty tài chính nước ngoài phải có văn bản cam kết hỗ trợ về tài chính, công nghệ, quản trị, điều hành, hoạt động cho công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài; bảo đảm các tổ chức này duy trì giá trị thực vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định và thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn của Luật Các tổ chức tín dụng
  • Cơ quan có thẩm quyền nước ngoài đã ký kết thỏa thuận với Ngân hàng Nhà nước về thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng, trao đổi thông tin giám sát an toàn ngân hàng và có văn bản cam kết giám sát hợp nhất theo thông lệ quốc tế đối với hoạt động của công ty tài chính;

d/ Điều kiện đối với thành viên sáng lập là tổ chức tín dụng nước ngoài:

  • Có tổng tài sản có trên 10 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn, trừ trường hợp Hiệp định đầu tư song phương giữa Việt Nam và nước nguyên xứ có quy định khác
  • Hoạt động kinh doanh lành mạnh, an toàn; có lãi trong năm liền kề trước năm đề nghị thành lập công ty tài chính
  • Trường hợp tổ chức tín dụng nước ngoài là ngân hàng, ngoài các điều kiện nêu trên phải là ngân hàng có uy tín, được tổ chức xếp hạng quốc tế xếp hạng từ mức trung bình và ổn định trở lên, có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%.

2. Điều kiện chung để công ty tài chính thực hiện hoạt động ngân hàng quy định tại Khoản 1 Điều 108 Luật Các tổ chức tín dụng:

  • Hoạt động ngân hàng của công ty tài chính phải được ghi trong Giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước cấp (sau đây gọi tắt là Giấy phép)
  • Có đội ngũ cán bộ đủ trình độ, năng lực chuyên môn, cơ sở vật chất, công nghệ, phương tiện, thiết bị và các quy định nội bộ theo quy định của pháp luật để thực hiện hoạt động ngân hàng được ghi trong Giấy phép
  • Có đội ngũ cán bộ đủ trình độ, năng lực chuyên môn, cơ sở vật chất, công nghệ, phương tiện, thiết bị và các quy định nội bộ về quản lý ngoại hối
  • Đáp ứng đầy đủ các điều kiện nghiệp vụ đối với hoạt động ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước quy định.

III. Quy trình thực hiện

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, quy trình thực hiện như sau:

ho-so-phap-ly-quoc-luat

Bước 1: Chuẩn bị điều kiện theo luật quy định và lựa chọn hình thức loại hình hoạt động:

  1. Công ty Tài chính nhà nước: là Công ty Tài chính do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh
  2. Công ty Tài chính cổ phần: là Công ty do các tổ chức và cá nhân cùng góp vốn theo quy định của pháp luật, được thành lập dưới hình thức Cổ phần
  3. Công ty Tài chính trực thuộc của tổ chức tín dụng thành lập bằng vốn tự có của mình và làm chủ sở hữu theo quy định của pháp luật, hạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân.
  4. Công ty Tài chính liên doanh: là công ty Tài chính được thành lập bằng vốn góp giữa bên Việt Nam gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng, doanh nghiệp Việt Nam và bên nước ngoài gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài, trên cơ sở hợp động liên doanh.
  5. Công ty Tài chính 100% vốn nước ngoài: là công ty Tài chính được thành lập bằng vốn của một hoặc của nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Bước 2: Thành lập công ty

a/ Hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:

  • Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Điều lệ công ty, phương án hoạt động: nêu rõ nội dung, phương thức hoạt động, địa bàn hoạt động, lợi ích đối với nền kinh tế; trong đó, xác định kế hoạch hoạt động cụ thể 3 năm đầu.
  • Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty, lý lịch (theo mẫu) các văn bằng, chứng chỉ về chuyên môn của thành viên sáng lập, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát và Tổng giám đốc (Giám đóc)
  • Bản sao các giấy tờ: bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập, bản sao quyết định thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức, bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức.
  • Hồ sơ chứng minh điều kiện về vốn. Phương án góp vốn điều lệ, danh sách và cam kết về mức vốn điều lệ của các bên góp vốn.
  • Hồ sơ chứng minh điều kiện tiêu chuẩn đối với người quản lý và giám đốc chi nhánh của công ty
  • Tình hình tài chính và các thông tin có liên quan về các cổ đông lớn. Đối với các cổ đông lớn là doanh nghiệp, các tài liệu phải nộp gồm:
    • Quyết định thành lập
    • Điều lệ ban hành
    • Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về số vốn điều lệ và số vốn thực có năm hiện hành
    • Văn bản cử người đại diện pháp nhân của Doanh nghiệp
    • Bảng cân đối tài chính, bảng kết quả lãi, lỗ đã được kiểm toán và báo cáo tình hình hoạt động 3 năm gần nhất.
  • Một số giấy tờ khác (trong trường hợp cần thiết)

Nơi nộp hồ sơ: Phòng kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư trực thuộc tỉnh/ thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

Thời hạn: 03 - 06 ngày làm việc

Kết quả nhận được: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

b/ Công bố nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp

hoan-thien-thu-tuc

Thông tin về đăng ký doanh nghiệp phải được công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu như doanh nghiệp không Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp thì theo Khoản 1 Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì đối với hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

c/ Khắc dấu và công bố mẫu dấu

Doanh nghiệp có thể ủy quyền hoặc tự mình khắc dấu và thông báo mẫu dấu cho Sở Kế hoạch và đầu tư. Doanh nghiệp có thể tự quyết định hình thức, số lượng và nội dung con dấu nhưng phải thể hiện được tên và mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia và Cấp thông báo về việc đăng tải thông tin mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp được biết.

 

Tư vấn dịch vụ tại công ty Quốc Luật

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và hoàn hảo nhất!

094.868.2349 Zalo Email
Lưu ý: Để bảo mật thông tin của Quý Khách, khi Quý Khách "bình luận" vào bài viết với nội dung chứa số điện thoại và email, những thông tin liên hệ đó sẽ được Quốc Luật ẩn đi nhằm tránh những rắc rối phát sinh cho quý khách hàng.
0 Đánh giá
1
0 Đánh giá
2
0 Đánh giá
3
0 Đánh giá
4
0 Đánh giá
5
0 Đánh giá
Chọn mức đánh giá của bạn:
Tên (*)
Số điện thoại (*)
Email (*)
Nội dung đánh giá

Có thể bạn quan tâm

CÁC CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN CỦA CHÚNG TÔI
luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn

Chuyên viên tư vấn Quốc Luật
Trần Hoàng Luân
Lawyer Manager - Advisory 0948 68 2349
Chuyên viên tư vấn Quốc Luật
Đặng T. Hồng Tâm
DN - Thuế - Kế Toán 0911 53 2929
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Dịu My
Tư vấn doanh nghiệp
0911 55 3434
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Hoàng Kiệt
Tư vấn doanh nghiệp
0911 68 0238
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Thế Kỷ
Tư vấn doanh nghiệp
(028) 38 20 29 29 - 107
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Ái Nhân
Tư vấn doanh nghiệp
(028) 38 20 29 29 - 109
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Nguyễn Hằng
Tư vấn doanh nghiệp
(028) 38 20 29 29 - 119
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Hồng Linh
Tư vấn Thuế - Kế toán - BHXH
(028) 38 20 29 29 - 101
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Văn Tri
Tư vấn Thuế - Kế toán
(028) 38 20 29 29 - 118
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Lê Thị Xuân
Tư vấn Thuế & Kế toán
(028) 38 20 29 29 - 121
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Minh Hà
Lao động & BHXH
(028) 38 20 29 29 - 120
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Thị Châu
Tư vấn Thuế - Kế toán
(028) 38 20 29 29 - 106
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Diễm Cúc
Tư vấn Thuế - Kế toán
(028) 38 20 29 29 - 119
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Nguyễn Thị Sương
Tư vấn Thuế & Kế toán
(028) 38 20 29 29 - 102
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Ánh Linh
Tư vấn Thuế - Kế toán
(028) 38 20 29 29 - 115
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Ngọc Uyên
Tư vấn doanh nghiệp
(028) 38 20 29 29 - 112
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Bình An
Tư vấn doanh nghiệp
(028) 38 20 29 29 - 108

CÁC DỰ ÁN QUỐC LUẬT ĐÃ THỰC HIỆN

KHÁCH HÀNG & ĐỐI TÁC TIÊU BIỂU

BẠN CẦN TƯ VẤN ?

Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!