Cổ đông được chọn phải hội đủ 3 tiêu chuẩn:
1. Cùng chung chí hướng.
Tất cả cổ đông phải thống nhất với phương hướng phát triển và giá trị cốt lõi, việc cần làm của công ty, phương pháp và giới hạn đạo đức phải tuân thủ khi làm việc. Một người muốn xây dựng thương hiệu trăm năm và một người muốn giàu nhanh, một người muốn kinh doanh đứng đắn đàng hoàng và một người đi ngang về tắt thì không thể hợp tác với nhau, chứ đừng nói là góp vốn làm cổ đông.
2. Là người thành tín, chấp nhận và tôn trọng quy tắc cuộc chơi.
Cổ đông phải có chung nhận thức về quy tắc chỉnh thể hợp thành, giữa các cổ đong phải hợp tác theo quy tắc trò chơi, cổ đông không thành tín là "quả bom hẹn giời" với sự phát triển của công ty.
3. Xuất vốn đầu tư.
Cổ đông phải xuất vốn đầu tư, những cổ đông không xuất vốn thường có suy nghĩ và xuất phát điểm khác với cổ đông xuất vốn đầu tư, cho nên cảm giác thuộc về công ty cũng không giống nhau.
Sự kỳ vọng của công ty khởi nghiệp với cổ đông không chỉ có tiền mà còn là tại nguyên, cần ưu tiên chọn người có tài nguyên và kinh nghiệm kinh doanh để làm cổ đông.
Dưới đây là liệt kê 4 sai lầm tiêu biểu về cách chọn cổ đông của người khởi nghiệp:
1. Dùng cổ phần để khích lệ công nhân viên:
Việc làm này khiến cổ phần phân tán, hình thành nhiều cổ đông nhỏ, mà cũng chẳng đặt được tác dụng khích lệ. Nhất là công ty mới vừa đi vào hoạt động, công nhân viên không tin vào giá trị của cổ phần, bạn có cho cũng như không. Và khi công ty đã phát triễn, những cổ đông như vậy có thể là nguồn gốc của những vấn đề rắc rối.
2. Để bạn bè giúp đỡ ngắn hạn trở thành cổ đông:
Nhiều người khởi nghiệp vì cần người nào đó giúp đỡ công ty mà tặng cổ phần cho người đó, việc này là sai lầm. Bạn nên nhớ rằng công ty mới khởi nghiệp chẳng là gì trong mắt người khác. Mặt khác, dù đối phương có thể giúp được, thì trao quyền cổ phần cho họ chưa chắc đã thích hợp, vì bạn phải bỏ ra cái giá nhất định. Rõ ràng, thứ bạn đưa ra khoogn phải là lợi ích mà là quyền lợi cổ đông. Trong một tương lai gần, chuyện gì sẽ xảy ra một khi đối phương thực hành quyền này?
3. Để cho người thân làm cổ đông:
Lý do chủ yếu mà bạn không nên để người thân làm cổ đông vì những người này không thể tách bạch giữa vai trò nhà đầu tư và vai trò của người thân, Công ty thời kỳ đầu chưa định hình được nên rủi ro rất lớn, mà khả năng chịu đựng rủi ro của người Việt Nam thực tế không cao lắm. Nếu chẳng may gặp trắc trở, rất có thể chính bạn sẽ cảm thấy bất an về mặt lương tâm, cũng như ảnh hưởng đến mối quan hệ thân tình.
4. Chọn nhầm nhà đầu tư chiến lược:
Việc chọn nhà đầu tư chiến lược cần phải thận trọng. Bạn phải tìm hiểu kỹ lai lịch của người đó trước khi chọn làm cổ đông, nếu không, bạn sẽ chọn nhầm nhà đầu tư chiến lược từ công ty đối thủ cạnh tranh.
Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và hoàn hảo nhất!