Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm nhờ nguồn nguyên liệu phong phú, độc đáo. Do đó, thương nhân dự định thành lập công ty thực phẩm có nhiều lợi thế để phát triển. Bài viết này sẽ đi sâu vào phân tích và giúp quý khách hiểu rõ hơn về các yêu cầu, điều kiện, thủ tục hồ sơ giấy tờ để thành lập công ty kinh doanh thực phẩm.
Cơ sở pháp lý:
- Luật An toàn thực phẩm 2010
- Luật Doanh nghiệp 2014
1. Điều kiện thành lập công ty thực phẩm:
TRƯỜNG HỢP SẢN XUẤT |
TRƯỜNG HỢP THƯƠNG MẠI |
Về cơ sở sản xuất, kinh doanh:
Về điều kiện bảo quản thực phẩm:
Về điều kiện vận chuyển thực phẩm:
|
Trong lĩnh vực này, kinh doanh thực phẩm là ngành nghề không có điều kiện. Bạn không cần chuẩn bị các điều kiện kinh doanh như lĩnh vực sản xuất. |
2. Quy trình thành lập công ty thực phẩm:
2.1. Trường hợp khách hàng sử dụng dịch vụ thành lập công ty tại Quốc Luật:
Duy nhất 01 bước thực hiện: Khách hàng chỉ cần chuẩn bị Bản sao hợp lệ các giấy tờ cá nhân gồm: Thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập.
Mọi thủ tục còn lại, Quốc Luật sẽ giúp bạn:
- Soạn thảo hồ sơ pháp lý liên quan đến nội dung đăng ký kinh doanh thực phẩm theo thông tin doanh nghiệp cung cấp và theo đúng với quy định của pháp luật;
- Đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp thực hiện các thủ tục giúp doanh nghiệp đăng ký thành lập;
- Theo dõi quá trình thụ lý hồ sơ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giải trình với các cơ quan về các vấn đề liên quan đến việc đăng ký thành lập của doanh nghiệp;
- Hướng dẫn doanh nghiệp các thủ tục pháp lý có liên quan sau khi Thành lập công ty;
- Tư vấn các thủ tục về pháp luật, thuế, kế toán cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Quý khách vui lòng tham khảo Dịch vụ thành lập công ty trọn gói và Bảng giá dịch vụ của chúng tôi tại đây: Thành lập công ty trọn gói
2.2. Trường hợp khách hàng tự làm hồ sơ đăng ký thành lập công ty:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty
- Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
- Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây: thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập; quyết định thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; thẻ chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức.
* Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ thì Sở kế hoạch và đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 2: Khắc dấu và nộp hồ sơ thông báo sử dụng mẫu con dấu của doanh nghiệp
Doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Bước 3: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai.
Bước 4: Thủ tục hoàn tất nghĩa vụ về thuế
- Treo biển tại trụ sở công ty;
- Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế;
- Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp và thông báo số tài khoản với Cơ quan nhà nước;
- Đăng ký chữ ký số điện tử để thực hiện nộp thuế điện tử;
- Kê khai và nộp thuế môn bài;
- In, phát hành hóa đơn giá trị gia tăng.
Bước 5: Thực hiện xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
(Bạn không cần thực hiện bước này nếu bạn đang dự định thành lập công ty thực phẩm trong lĩnh vực thương mại)
* Hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
* Cơ quan giải quyết:
Tùy thuộc vào đặc thù kinh doanh cụ thể của từng doanh nghiệp mà nơi nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận là khác nhau. Ví dụ với những lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương như: cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột thì sẽ nộp hồ sơ tại Bộ Công thương hoặc Sở Công thương phụ thuộc vào quy mô sản xuất. Một số trường hợp khác thì sẽ phải nộp hồ sơ tại Cục hoặc Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm.
* Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Nếu bạn gặp khó khăn hoặc không có thời gian trong việc soạn hồ sơ thành lập công ty, hãy tham khảo dịch vụ thành lập công ty của Quốc Luật. Là một đơn vị có uy tín trong việc tư vấn thành lập công ty, chúng tôi sẽ thay quý khách hoàn tất các thủ tục pháp lý đúng theo quy định của pháp luật một cách nhanh chóng, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.
Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và hoàn hảo nhất!