Hầu hết các thương nhân khi bắt đầu có ý định thành lập công ty đều luôn có rất nhiều thắc mắc, băn khoăn trong vấn đề pháp lý. Sau đây, Quốc Luật sẽ giải đáp một số thắc mắc thường gặp mà thương nhân đều gặp phải.
1. "Tư cách pháp nhân" của một tổ chức là gì?
Đó là khi bạn đáp ứng đủ các điều kiện:
- Được thành lập hợp pháp;
- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
- Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
- Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
2. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp như thế nào là phù hợp?
Hiện tại, Việt Nam có 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến:
- Công ty TNHH một thành viên: là công ty mà một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật)
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên: là công ty bao gồm hai cá nhân/ tổ chức – không quá 50 cá nhân/ tổ chức (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật)
- Doanh nghiệp tư nhân: một cá nhân làm chủ
- Công ty cổ phần: ba cá nhân hoặc tổ chức trở lên (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật)
- Công ty hợp danh: ít nhất hai thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung của công ty
3. Đặt tên doanh nghiệp như thế nào thì đúng Luật?
Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng. Không đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.
Ví dụ: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN QUỐC LUẬT
4. Địa chỉ trụ sở công ty cần có yêu cầu gì?
Căn cứ Điều 35 Luật Doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh.
5. Ngành nghề kinh doanh có cần xác định cụ thể hay không?
Ngành nghề là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong mọi hoạt động kinh doanh, nó chi phối rất nhiều yếu tố khác. Bạn nên chuẩn bị đầy đủ tất cả những ngành nghề kinh doanh dự định hoạt động và những ngành nghề liên quan và trong tương lai không xa có thể hoạt động.
6. Người đại diện theo pháp luật cần có yêu cầu như thế nào?
Là người chịu trách nhiệm chính trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là người đại diện cho doanh nghiệp làm việc, ký kết giấy tờ, thủ tục với cơ quan nhà nước, với các cá nhân hoặc tổ chức khác.
– Chức danh người đại diện là Giám Đốc (Tổng giám đốc) hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên/ quản trị.
– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải thường trú tại Việt Nam; trường hợp vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định tại Điều lệ doanh nghiệp để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
7. Vốn điều lệ của doanh nghiệp có bắt buộc hay không?
Là tổng số tài sản, tiền mà các thành viên/ cổ đông, chủ sở hữu góp hoặc cam kết góp trong vòng 90 ngày để doanh nghiệp hoạt động. Do doanh nghiệp tự đăng ký và không cần phải chứng minh.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 2, Điều 212 Luật Doanh nghiệp 2014, hộ kinh doanh sử dụng thường xuyên trên 10 lao động phải đăng ký thành lập doanh nghiệp. Quy định này là hợp lý nhằm tạo điều kiện cho những tổ chức kinh tế có quy mô sử dụng lao động lớn hơn 10 người được thành lập một cách chính thức và được hoạt động trong môi trường kinh doanh minh bạch hơn, được pháp luật bảo vệ tốt hơn.
Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và hoàn hảo nhất!