Các vấn đề pháp lý cần biết khi kinh doanh SPA
Trong phạm vi bài viết này, tôi xin trình bày về các khía cạnh pháp lý liên quan đến các thủ tục liên quan đến thành lập và hoạt động của spa tại Việt Nam.
Quy trình trình bày dưới đây là sơ lược nhưng đầy đủ tất cả các thủ tục mà Quý khách phải thực hiện.
KHÁI NIỆM spa
Spa là thuật ngữ bằng tiếng nước ngoài nên khi sử dụng tại Việt Nam, nó làm cho nhiều người nhầm tưởng và hiểu sai về mặt pháp lý đối với hoạt động kinh doanh này.
Theo Quyết định Số 337/QĐ-BKH ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư Về việc ban hành Quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, có 02 mã ngành liên quan đến spa, bao gồm:
96100 Dịch vụ tắm hơi, massage và các dịch vụ tăng cường sức khoẻ tương tự (trừ hoạt động thể thao)
Nhóm này gồm: Dịch vụ tắm hơi, massage, tắm nắng, thẩm mỹ không dùng phẫu thuật (đánh mỡ bụng, làm thon thả thân hình...)
963: Hoạt động dịch vụ phục vụ cá nhân khác chưa được phân vào đâu 9631 - 96310: Cắt tóc, làm đầu, gội đầu
Nhóm này gồm:
- Cắt tóc, gội đầu, uốn, sấy, nhuộm tóc, duỗi thẳng, ép tóc và các dịch vụ làm tóc khác phục vụ cả nam và nữ;
- Cắt, tỉa và cạo râu;
- Massage mặt, làm móng chân, móng tay, trang điểm...
Như vậy, dựa trên cơ sơ pháp lý nêu trên, Spa là đơn vị chăm sóc sắc đẹp, chăm sóc da không dùng phương pháp phẫu thuật, không gây chảy máu … (như thẩm mỹ viện hay bệnh viên) có hoặc không có hoạt động massage (xoa bóp)
Cụ thể hơn, về mặt pháp lý SPA có 02 loại là loại có hoạt động xoa bóp và loại không có hoạt động xoa bóp
Việc xác định rõ 02 loại này sẽ dẫn đến việc xác định rõ hơn các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động và quản lý của các cơ quan nhà nước đối với hoạt động SPA.
CÁC LOẠI CHỦ THỂ KINH DOANH SPA
Theo quy định hiện nay, các chủ thể kinh doanh sau được quyền kinh doanh spa:
- Hộ kinh doanh
- Doanh nghiệp (Bao gồm DNTN, Công ty Hợp Danh, Công ty TNHH, Công Ty Cổ Phần)
Các bạn vui lòng tham khảo thủ tục thành lập theo quy định tại Luật Doanh Nghiệp năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP và ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG SPA
Để thành lập Spa, Quý khách chỉ cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Nếu là cá nhân thì phải từ 18 tuổi trở lên và không thuộc các trường hợp theo điều 18 Luật Doanh Nghiệp.
- Nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân và không thuộc các trường hợp theo điều 18 Luật Doanh Nghiệp.
- Có trụ sở kinh doanh rõ ràng.
Sau khi được thành lập, Để kinh doanh Spa, Quý khách cần đáp ứng các điều kiện sau:
Nếu Spa của Quý khách có hoạt động xoa bóp thì Quý khách phải đáp ứng đủ các điều kiện theo Quy định tại Thông tư 11/2001/TT-BYT và phải xin Giấy phép đủ điều kiện về an ninh trật tự theo Quy định tại nghị định 72/2009/NĐ-CP trước khi bắt đầu hoạt động.
Nếu Spa của Quý khách không có hoạt động xoa bóp thì Quý khách có thể tiến hành hoạt động sau khi được cấp Giấy phép kinh doanh.
Lưu ý, trong quá trình kinh doanh, Quý khách phải thực hiện đúng các quy định về Phòng Cháy Chữa Cháy, đây là các yêu cầu tiên quyết.
TÔI MUỐN kinh doanh SPA, PHẢI LÀM THẾ NÀO và Bắt đầu từ đâu?
Bước 1: Tìm mặt bằng, vị trí đặt trụ sở kinh doanh.
Bước 2: Chuẩn bị Hồ sơ để xin cấp Giấy phép kinh doanh :
- Nếu là Hộ kinh doanh thì cần CMND, Hộ Khẩu và Hợp đồng thuê trụ sở
- Nếu là các loại hình chủ thể khác thì chỉ cần CMND
Bước 3: Thực hiện toàn bộ thủ tục thuế, lao động và bảo hiểm theo quy định.
Bước 4: Chuẩn bị các điều kiện theo Quy định tại Thông tư 11/2001/TT-BYT và phải xin Giấy phép đủ điều kiện về an ninh trật tự theo Quy định tại nghị định 72/2009/NĐ-CP trước khi bắt đầu hoạt động (Nếu Spa của Quý khách có hoạt động xoa bóp)
Bước 5: Trang bị và đáp ứng đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy.
Trên đây là phần phân tích của Chúng tôi để Quý khách hiểu rõ hơn lĩnh vực này
Mọi thắc mắc, đề nghị vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới
Xin vui lòng hỏi ý kiến tác giả trước khi sao chép bài viết này
Luật sư Trần Hoàng Luân
CEO Công ty Quốc Luật
Lawyer Manager – CEO Công ty Luật TNHH Tư Vấn Pháp Luật Quốc Gia Việt Nam
Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và hoàn hảo nhất!