Bài viết này nhằm khám phá và so sánh các khía cạnh pháp lý quan trọng giữa hai hình thức kinh doanh trực tuyến ngày càng phổ biến: bán lẻ online và sàn giao dịch thương mại điện tử. Trong bối cảnh môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng và sự phát triển không ngừng của công nghệ, việc nắm vững những yêu cầu pháp lý là vô cùng quan trọng để đảm bảo hoạt động kinh doanh trực tuyến diễn ra một cách hợp pháp, minh bạch và bảo vệ cả người tiêu dùng lẫn các doanh nghiệp tham gia. Cùng Quốc Luật tìm hiểu sự khác nhau giữa 2 hình thức này qua bài viết dưới đây nhé.
So sánh pháp lý hình thức bán lẻ online và Sàn giao dịch TMĐT (E-Commerce)
Tiêu chí so sánh | Bán lẻ Online | Thương mại điện tử (E-Commerce) |
Diễn giải Thuật ngữ pháp lý (Nghị định 52/2013/NĐ-CP) |
Doanh nghiệp lập website để giới thiệu, bán lẻ các sản phàm của chính mình | Sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tố chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó. |
Ngành nghề cụ thể đăng ký (Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP) |
1.Quyền phân phối bán lẻ |
1. Quyền phân phối bán lẻ 2. Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử |
Hình thức kinh doanh |
Doanh nghiệp lập website để giới thiệu, bán lẻ các sản phàm của chính mình. Các sản phàm bán lẻ phải do trực tiếp doanh nghiệp nhập khau, sản xuất hoặc thu mua trong nước (có hóa đơn chứng từ đầu vào) Ví dụ: thegioididong, cellphones ... |
Rộng hơn hình thức kinh doanh bán lẻ online. Cụ thể, ngoài các hình thức kinh doanh nêu bên, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thương mại điện tử được cho thương nhân, tố chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó. Ví dụ: Lazada, Amazon, Alibaba, Shopee ... |
Các giấy phép yêu cầu |
1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có). 2. Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa (thực hiện quyền bán lẻ) do Sở Công Thương Cấp. 3. Thông báo thông tin website thương mại điện tử với Bộ Công Thương. |
1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) 2. Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa (thực hiện quyền bán lẻ, cung cấp dịch vụ thương mại điện tử) do Sở Công Thương Cấp (có thẩm tra từ Bộ Công Thương). 3. Đăng ký thông tin webste thương mại điện tử và đăng ký thông tin ứng dụng Thương mại điện tử (nếu có) với Bộ Công Thương. |
Hi vọng bài viết trên đây giúp các bạn đọc những thông tin cần thiết giữa 2 hình thức bán hàng đang phổ biến nhất hiện nay. Bài phân tích so sánh sự khách nhau giữa hai hình thức bán hàng online và Sàn giao dịch thương mại điện tử do ThS - LS Trần Hoàng Luân độc quyền tác giả. Hy vọng nhận được các thông tin góp ý và cấm mọi thông tin sao chép vì mục đích thương mại.