Nên thành lập doanh nghiệp tư nhân hay công ty?

Nếu như bạn muốn thành lập doanh nghiệp tư nhân nhưng còn phân vân với việc lựa chọn các loại hình doanh nghiệp khác, thì bài viết sau đây sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về loại hình doanh nghiệp tư nhân, những ưu và nhược điểm của nó, từ đó sẽ giúp bạn quyết định được có nên lựa chọn thành lập mô hình này hay không.

CƠ SỞ PHÁP LÝ: 

  • Luật Doanh nghiệp 2020.
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
  • Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.

Có những loại hình doanh nghiệp nào?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, có tất cả 5 loại hình doanh nghiệp chính:

  1. Doanh nghiệp tư nhân (DNTN).
  2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH 1TV).
  3. Công ty TNHH hai thành viên trở lên (TNHH 2TV).
  4. Công ty cổ phần.
  5. Công ty hợp danh.

Doanh nghiệp tư nhân là gì?

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân có những đặc điểm gì?

1. Không hề có sự tách bạch giữa vốn doanh nghiệp và vốn của chủ doanh nghiệp. Đây là điểm khác biệt lớn nhất của loại hình doanh nghiệp tư nhân so với các loại hình doanh nghiệp khác là ở khả năng chịu trách nhiệm vô hạn bằng chính tài sản của chủ doanh nghiệp.

2. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh. (Điều này có nghĩa là bất kỳ một cá nhân nào một khi đã thành lập doanh nghiệp tư nhân thì không thể tiếp tục thành lập doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh, công ty hợp danh. Tuy nhiên, cá nhân đó vẫn có quyền góp vốn vào các loại hình công ty khác như công ty TNHH, công ty cổ phần để trở thành thành viên công ty).

3. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.( Điều này có nghĩa là bản thân Doanh nghiệp tư nhân không thể nhân danh mình để tham gia vào góp vốn thành lập các loại hình doanh nghiệp khác.)

4. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Điều này cũng có nghĩa là Doanh nghiệp tư nhân sẽ không thể huy động vốn từ việc phát hành chứng khoán.

Nên thành lập doanh nghiệp tư nhân hay công ty?


SỰ KHÁC BIỆT GIỮA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP KHÁC

TIÊU CHÍ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP KHÁC
1. Khả năng chịu trách nhiệm đối với nghĩa vụ của doanh nghiệp DNTN chịu trách nhiệm vô hạn bằng chính tài sản của chủ doanh nghiệp. Thành viên góp vốn, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp (trừ thành viên hợp danh trong công ty hợp danh)
2. Chủ thể thành lập doanh nghiệp Chỉ là cá nhân Cá nhân, pháp nhân
3. Quyền thành lập, góp vốn của chủ doanh nghiệp, thành viên, cổ đông công ty

- Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một DNTN.

- Chủ DNTN không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

- Chủ DNTN được phép tham gia góp vốn vào các loại hình doanh nghiệp khác (ngoại trừ công ty Hợp danh)

Thành viên góp vốn, cổ đông công ty được phép tham gia góp vốn thành lập không gới hạn các loại hình doanh nghiệp khác (trừ doanh nghiệp nhà nước, công ty hợp danh)
4. Quyền góp vốn, thành lập của doanh nghiệp. DNTN không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp của các loại hình DN khác. Doanh nghiệp được phép tự nhân danh mình tham gia góp vốn, thành lập các loại hình DN khác.
5. Khả năng phát hành chứng khoán Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

-Công ty TNHH có quyền phát hành trái phiếu.

-Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

-Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.

Doanh nghiệp tư nhân có những ưu và nhược điểm gì?

1) Ưu điểm:

-Vì doanh nghiệp tư nhân do cá nhân làm chủ, do đó, việc thành lập doanh nghiệp tư nhân giúp cá nhân có sự toàn quyền tuyệt đối trong việc điều hành doanh nghiệp theo định hướng của cá nhân đó mà không bị chi phối bởi bất cứ một cá nhân hay tổ chức nào. Có được sự độc lập này giúp doanh nghiệp nhất quán trong hoạt động, hoạt động kinh doanh sẽ hiệu quả cao.

- Với khả năng chịu trách nhiệm vô hạn, doanh nghiệp sẽ tạo được sự tin tưởng với khách hàng. Khách hàng sẽ yên tâm hơn giao dịch với doanh nghiệp này.

- Đơn giản trong thủ tục thành lập và quá trình quản lý.

2) Nhược điểm:

- Nhược điểm lớn nhất là doanh nghiệp sẽ không có sự tách bạch giữa vốn của doanh nghiệp và vốn của chủ doanh nghiệp, khả năng chịu trách nhiệm là vô hạn bằng toàn bộ tài sản của cá nhân làm chủ. Như vậy, rủi ro sẽ rất lớn cho cá nhân đó một khi doanh nghiệp bị phá sản hoặc đứng trước những khoản nợ khổng lồ, toàn bộ tài sản của chủ doanh nghiệp sẽ được dùng để thanh toán cho tất cả khoản nợ đó mà không bị giới hạn.

- Cá nhân làm chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ không thể đồng thời thành lập thêm doanh nghiệp tư nhân, hoặc hộ kinh doanh, hoặc công ty hợp danh. Bản thân doanh nghiệp tư nhân cũng không thể tham gia góp vốn vào các loại hình doanh nghiệp khác vì không có tư cách pháp nhân.

- Doanh nghiệp tư nhân sẽ không thể huy động vốn từ việc phát hành chứng khoán.

Thành lập doanh nghiệp tư nhân cần những điều kiện gì?

Điều kiện chung:

  • Tên doanh nghiệp: Không bị trùng, không gây nhầm lẫn;
  • Trụ sở: Hợp pháp, có địa chỉ rõ ràng;
  • Ngành nghề kinh doanh: Đảm bảo có trong hệ thống ngành nghề kinh tế quốc dân hoặc pháp luật chuyên ngành;
  • Vốn: Đảm bảo vốn pháp định đối với các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định;
  • Chủ doanh nghiệp: Không vi phạm điều 13 Luật doanh nghiệp.

Điều kiện riêng:

  • Doanh nghiệp tư nhân chỉ do duy nhất một cá nhân làm chủ sở hữu.
  • Cá nhân làm chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ không đồng thời làm chủ doanh nghiệp tư nhân khác, hộ kinh doanh hoặc là thành viên công ty hợp danh.

Thủ tục thành lập Doanh nghiệp tư nhân như thế nào?

Thành phần hồ sơ cần chuẩn bị:

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  2. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

Quy trình thành lập:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.

Bước 2: Nộp hồ sơ Tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp có trụ sở.

Sở kế hoạch đầu tư sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và trả kết quả trong 3 ngày làm việc kể tư ngày nộp hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ sẽ được cấp giấy phép.

Nếu quý khách muốn thành lập Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) chỉ với một bước, không cần phải soạn hồ sơ và đi lại thì hãy liên hệ với QUỐC LUẬT. Khách hàng chỉ cần chuẩn bị: Bản sao hợp lệ các giấy tờ cá nhân gồm: căn cước công dân, chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác. Mọi thủ tục còn lại, Quốc Luật sẽ giúp bạn:

+ Soạn thảo hồ sơ pháp lý liên quan đến nội dung đăng ký kinh doanh dịch vụ bưu chính theo thông tin doanh nghiệp cung cấp và theo đúng với quy định của pháp luật;

+ Đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp thực hiện các thủ tục giúp doanh nghiệp đăng ký thành lập;

+ Theo dõi quá trình thụ lý hồ sơ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giải trình với các cơ quan về các vấn đề liên quan đến việc đăng ký thành lập của doanh nghiệp;

+ Hướng dẫn doanh nghiệp các thủ tục pháp lý có liên quan sau khi Thành lập doanh nghiệp;

+ Tư vấn các thủ tục về pháp luật, thuế, kế toán cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Tư vấn dịch vụ tại công ty Quốc Luật

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và hoàn hảo nhất!

094.868.2349 Zalo Email
Lưu ý: Để bảo mật thông tin của Quý Khách, khi Quý Khách "bình luận" vào bài viết với nội dung chứa số điện thoại và email, những thông tin liên hệ đó sẽ được Quốc Luật ẩn đi nhằm tránh những rắc rối phát sinh cho quý khách hàng.
5
1 Đánh giá
1
0 Đánh giá
2
0 Đánh giá
3
0 Đánh giá
4
0 Đánh giá
5
1 Đánh giá
Chọn mức đánh giá của bạn:
Tên (*)
Số điện thoại (*)
Email (*)
Nội dung đánh giá
MINH DƯƠNG đã đánh giá vào lúc 23/03/2022
Bài viết rất hay, dễ hiểu.

Có thể bạn quan tâm

CÁC CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN CỦA CHÚNG TÔI
luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn

Chuyên viên tư vấn Quốc Luật
Trần Hoàng Luân
Lawyer Manager - Advisory 0948 68 2349
Chuyên viên tư vấn Quốc Luật
Đặng T. Hồng Tâm
DN - Thuế - Kế Toán 0911 53 2929
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Dịu My
Tư vấn doanh nghiệp
0911 55 3434
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Hoàng Kiệt
Tư vấn doanh nghiệp
0911 68 0238
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Thế Kỷ
Tư vấn doanh nghiệp
(028) 38 20 29 29 - 107
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Ái Nhân
Tư vấn doanh nghiệp
(028) 38 20 29 29 - 109
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Nguyễn Hằng
Tư vấn doanh nghiệp
(028) 38 20 29 29 - 119
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Hồng Linh
Tư vấn Thuế - Kế toán - BHXH
(028) 38 20 29 29 - 101
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Văn Tri
Tư vấn Thuế - Kế toán
(028) 38 20 29 29 - 118
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Lê Thị Xuân
Tư vấn Thuế & Kế toán
(028) 38 20 29 29 - 121
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Minh Hà
Lao động & BHXH
(028) 38 20 29 29 - 120
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Thị Châu
Tư vấn Thuế - Kế toán
(028) 38 20 29 29 - 106
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Diễm Cúc
Tư vấn Thuế - Kế toán
(028) 38 20 29 29 - 119
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Nguyễn Thị Sương
Tư vấn Thuế & Kế toán
(028) 38 20 29 29 - 102
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Ánh Linh
Tư vấn Thuế - Kế toán
(028) 38 20 29 29 - 115
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Ngọc Uyên
Tư vấn doanh nghiệp
(028) 38 20 29 29 - 112
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Bình An
Tư vấn doanh nghiệp
(028) 38 20 29 29 - 108

CÁC DỰ ÁN QUỐC LUẬT ĐÃ THỰC HIỆN

KHÁCH HÀNG & ĐỐI TÁC TIÊU BIỂU

BẠN CẦN TƯ VẤN ?

Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!