Quy trình - Thủ tục thành lập công ty/doanh nghiệp 2024

→ Tham khảo dịch vụ thành lập công ty (Công ty TNHH, Công ty công ty TNHH 1 thành viên Công ty Cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh) tại đây.

→ Tham khảo bảng giá dịch vụ thành lập công ty (Công ty TNHH, Công ty công ty TNHH 1 thành viên Công ty Cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh) tại đây.

Quy trình - Thủ tục thành lập công ty/doanh nghiệp 2023

Xét về góc độ thực tiễn, thành lập công ty là quá trình chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh để một tổ chức có thể hoạt động kinh doanh, bao gồm văn phòng, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, nhân sự, vốn... Nếu xét theo góc độ luật pháp, thành lập công ty được xem là quá trình thực hiện nhiều thủ tục pháp lý được quy định bởi những cơ quan quản lý, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trong bài viết này, Quốc Luật sẽ hướng dẫn bạn các bước cần thiết khi thành lập một công ty mới đúng theo quy định của pháp luật.

Thành lập công ty là gì?

Thành lập công ty là gì?

Khái niệm thành lập công ty có thể được lý giải trên 2 góc độ như sau:

Góc độ kinh tế:

Thành lập công ty là quá trình chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh để thành lập tổ chức kinh tế. Chủ thể kinh doanh cần chuẩn bị tên, địa chỉ trụ sở, máy móc, thiết bị, nhân sự, vốn điều lệ…

Góc độ pháp lý:

Thành lập công ty được xem là thủ tục pháp lý được chủ doanh nghiệp tiến hành tại những cơ quan quản lý, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Những hồ sơ, thủ tục này sẽ đơn giản hoặc phức tạp tùy thuộc vào loại hình công ty.

✅Thuật ngữ Thành lập công ty
✅Phân loại Thủ tục pháp lý, Thủ tục hành chính, Thủ tục doanh nghiệp, Thủ tục kinh doanh
✅Mục đích Thành lập cơ sở kinh doanh hợp pháp theo quy định của pháp luật sở tại & địa phương.
✅Cơ quan làm việc trực tiếp Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch & đầu tư tại địa phương (tỉnh/thành) trực thuộc.
Website Phòng đăng ký kinh doanh (Sở kế hoạch & đầu tư) online dangkykinhdoanh.gov.vn
✅Phân loại Thủ tục pháp lý, Thủ tục hành chính, Thủ tục doanh nghiệp, Thủ tục kinh doanh
✅Mục đích Thành lập cơ sở kinh doanh hợp pháp theo quy định của pháp luật sở tại & địa phương.
✅Cơ quan làm việc trực tiếp Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch & đầu tư tại địa phương (tỉnh/thành) trực thuộc.
Website Phòng đăng ký kinh doanh (Sở kế hoạch & đầu tư) online
✅Dịch vụ tại Quốc Luật

Dịch vụ thành lập công ty trọn gói

Dịch vụ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài trọn gói

Bảng giá dịch vụ thành lập công ty trọn gói (2024)

Khi nào nên thành lập công ty?

Bạn nên thành lập công ty khi:

  • Công việc kinh doanh của bạn đòi hỏi cần phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng.
  • Bạn cần tư cách pháp nhân để ký kết các hợp đồng mua bán, sản xuất, cung cấp dịch vụ...
  • Bạn cần phải hợp pháp hóa hoạt động kinh doanh để đúng theo quy định của pháp luật.

Thành lập công ty cần những điều kiện gì?

Để thành lập công ty, bạn cần đảm bảo thỏa mãn các điều kiện dưới đây:

  • Người đại diện pháp luật và chủ sở hữu: Đủ 18 tuổi trở lên, có chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn và không thuộc nhóm đối tượng bị cấm thành lập công ty.
  • Địa chỉ công ty: có địa chỉ được xác định và không thuộc chung cư để ở
  • Tên công ty:  Tên công ty không bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với Tên của các công ty đã thành lập trước đó (áp dụng trên toàn quốc).
  • Vốn điều lệ: Xác định vốn điều lệ để đăng ký kinh doanh. Vốn điều lệ là số vốn do chủ sở hữu, thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp đủ trong một thời hạn nhất định (không quá 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) và được ghi vào Điều lệ công ty.
  • Xác định ngành nghề kinh doanh: Ngành nghề mà bạn muốn đăng ký phải được pháp luật cho phép cũng như doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện thuộc ngành nghề đó (nếu có).
  • Xác định loại hình công ty: Chủ doanh nghiệp cần cân nhắc để lựa chọn loại hình của tổ chức phù hợp dựa trên các tiêu chí về trách nhiệm thuế, trách nhiệm pháp lý, khả năng chuyển nhượng, bổ sung, thay thế và quy mô doanh nghiệp để đáp ứng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

Thành lập công ty mới vào thời điểm đầu 2024 - cuối 2025 cần lưu ý những điểm gì?

1. Ngành nghề kinh doanh

Doanh nghiệp khi muốn thành lập mới cần đặc biệt chú ý về ngành nghề kinh doanh. Một số ngành nghề kinh doanh yêu cầu các điều kiện đặc biệt như giấy phép hành nghề, giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, vốn pháp định...

Tra cứu ngành nghề kinh doanh tại đây.

2. Thủ tục thuế ban đầu

Nhiều doanh nhân lầm tưởng rằng chỉ cần thực hiện xong các thủ tục xin cấp giấy đăng ký kinh doanh là hoàn tất quá trình thành lập công ty. Thực tế thì sau khi doanh nghiệp thực hoàn tất các thủ tục trên, doanh nghiệp cần phải thực hiện thủ tục thuế ban đầu (Tham khảo chi tiết tại Giai đoạn 5: Thủ tục sau khi thành lập công ty)

3. Kiểm tra thông tin đã đăng ký trên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia

Sau khi đã thực hiện xong các thủ tục đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần kiểm tra thông tin đã đăng ký trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ và đối chiếu với thông tin trên giấy phép để tránh sai sót.

4. Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh điện tử

Trong thời gian gần đây, chính phủ Việt Nam đưa ra rất nhiều giải pháp cải tiến trong thủ tục hành chính. Một trong những cải tiến nổi bật chính là việc nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh điện tử thông qua cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia (dangkykinhdoanh.gov.vn)

5. Xu hướng hạ lãi suất

Lãi suất cơ bản được ngân hàng nhà nước chủ trương hạ bớt trong bối cảnh nền kinh tế có dấu hiệu chậm lại, nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn vay năm 2024.

6. Lãi suất FED có thể chạm mốc đỉnh và bắt đầu hạ dần trong năm nay

Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) có thể cân nhắc bắt đầu hạ lãi suất trong quý 3 và quý 4 năm 2024, điều đó giúp tình hình kinh tế thế giới bớt căng cứng hơn, trong đó có Việt Nam.

Video hướng dẫn

Quy trình thủ tục chung để thành lập một công ty mới (kể từ 08/03/2024)

Các doanh nghiệp cần lưu ý về những thay đổi mới: Một quy trình thủ tục thành lập công ty/doanh nghiệp đối với hầu hết các loại hình công ty/doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp kể từ thời điểm hiện tại 03/2024 (căn cứ theo bộ Luật doanh nghiệp 2020) (doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên) đầy đủ bao gồm 4 giai đoạn như sau:

Quy trình thủ tục chung để thành lập một công ty mới (kể từ 10/07/2023)

Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp.

Trước khi bắt đầu thực hiện các công việc soạn thảo hồ sơ để thành lập một công ty mới, chủ doanh nghiệp cùng các thành viên cần ngồi lại với nhau để bàn bạc và xác định đầy đủ các thông tin liên quan đến việc thành lập công ty.

Quy trình - Thủ tục thành lập công ty/doanh nghiệp 2023 - Giai đoạn 1

1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Loại hình doanh nghiệp là yếu tố quan trọng đầu tiên mà bạn cần phải xem xét và nắm vững. Chủ doanh nghiệp cần phải hiểu rõ đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp để có thể xác định và chọn lựa loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với định hướng phát triển của công ty. Những yếu tố chính mà chủ doanh nghiệp cần cân nhắc để lựa chọn loại hình của tổ chức phù hợp: thuế, trách nhiệm pháp lý, khả năng chuyển nhượng, bổ sung, thay thế, quy mô doanh nghiệp để thu hút nhà đầu tư khác.

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp để thành lập công ty

Các loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH (2 thành viên trở lên), Công ty cổ phần.
=> Tham khảo chi tiết đặc điểm các loại hình công ty/doanh nghiệp

2. Lựa chọn ngành nghề kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh của một một doanh nghiệp quy định các lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp được phép hoạt động, cũng như các mặt hàng mà doanh nghiệp được phép thể hiện trên hóa đơn giá trị tăng xuất cho người mua hàng. Chính vì thế, bạn cần xác định rõ tất cả các ngành nghề kinh doanh mà công ty sẽ hoạt động trong thời gian tới.

Lựa chọn ngành nghề kinh doanh để thành lập công ty

Nếu việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh rắc rối như thế thì chọn hết tất cả luôn có phải khỏe hơn không? Câu trả lời là không. Rất nhiều ngành nghề kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp đạt được một số điều kiện nhất định. Ví dụ ngành Kinh doanh bất động sản cần vốn pháp định từ 20 tỷ đồng trở lên, hay ngành dịch vụ lữ hành cần Giấy phép kinh doanh lữ hành Quốc Tế...

Ở thời điểm hiện tại, các ngành nghề kinh doanh đều được chuẩn hoá theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh. Tham khảo tại "Quyết định ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam".

3. Đặt tên công ty

Tên công ty là yếu tố liên quan đến việc nhận diện, nhận dạng và mang cả thương hiệu của doanh nghiệp sau này.

Đặt tên công ty

Khi đặt tên công ty, tốt nhất bạn nên đặt tên công ty ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm và không bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với Tên của các công ty đã thành lập trước đó (áp dụng trên toàn quốc). Để xác định tên công ty mình có bị trùng với những công ty khác hay không, bạn có thể truy cập vào “Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp” để tra cứu.
=> Tham khảo chi tiết Cách đặt tên doanh nghiệp

4. Xác định địa chỉ trụ sở công ty

Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty.

Xác định địa chỉ trụ sở công ty để thành lập công ty

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương, số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Bạn cần lưu ý rằng, căn hộ chung cư (dùng để ở) không thể dùng làm địa chỉ trụ sở công ty để đăng ký kinh doanh.

5. Xác định thành viên/cổ đông góp vốn

Thành viên/cổ đông góp vốn là những người trực tiếp sở hữu công ty kể từ lúc mới thành lập.

Xác định thành viên/cổ đông góp vốn khi thành lập công ty

Bạn cần liệt kê rõ:

  • Công ty bạn thành lập có bao nhiêu thành viên/cổ đông góp vốn?
  • Số vốn góp của mỗi thành viên/cổ đông là bao nhiêu?
  • Tỷ lệ vốn góp của mỗi thành viên/cổ đông là bao nhiêu?

Dĩ nhiên, thành viên/cổ đông có tỷ lệ vốn góp cao nhất sẽ có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất vơi công ty.

6. Xác định mức vốn điều lệ

Xác định mức vốn điều lệ khi thành lập công ty

Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp đủ trong một thời hạn nhất định (không quá 90 ngày kể từ ngày được cấp phép hoạt động) và được ghi vào Điều lệ công ty.

Vốn điều lệ được xác định dựa trên tổng số vốn góp của các thành viên/cổ đông trong công ty.

Bạn cũng lưu ý rằng, mức thuế môn bài hàng năm mà công ty phải đóng được xác định dựa trên mức vốn điều lệ của công ty.

7. Xác định người đại diện pháp luật

Sau khi đã xác định hết những thông tin trên, bạn cần xác định ai sẽ là người đại diện pháp luật của công ty.

Xác định người đại diện pháp luật khi thành lập công ty

Người đại diện theo pháp luật là người do pháp luật hoặc do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định, để đại diện cho công ty thực hiện các giao dịch như ký hợp đồng, ký các văn bản hồ sơ thuế....

Thông thường, chức danh của người đại diện theo pháp luật trong công ty có thể là giám đốc, tổng giám đốc, phó giám đốc, phó tổng giám đốc.

Giai đoạn 2: Soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập công ty

Sau khi đã chuẩn bị xong các thông tin cần thiết, người thực hiện thủ tục bắt đầu tiến hành soạn thảo và chuẩn bị hồ sơ cần thiết. Tùy theo loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh mà hồ sơ cần chuẩn bị sẽ khác nhau. Dưới đây là những loại hồ sơ phổ biến mà hầu hết người thực hiện đều phải chuẩn bị khi thành lập một công ty mới:

Quy trình thủ tục thành lập công ty - Giai đoạn 2

1. Giấy đề nghị đăng ký công ty

Giấy đề nghị đăng ký công ty là văn bản với nội dung đề nghị đăng ký công ty (doanh nghiệp mới) gửi đến cơ quan thẩm quyền (sở đăng ký kinh doanh). Mẫu nội dung giấy đề nghị được quy định trong các thông tu hướng dẫn (gần nhất là Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp).

Mẫu giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH 1 thành viên Mẫu giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH (2 thành viên trở lên) Mẫu giấy đề nghị đăng ký công ty Cổ phần
Download Download Download

2. Điều lệ công ty

Điều lệ công ty là văn bản chứa nội dung thỏa thuận giữa những thành viên đối với công ty (đối với Công ty TNHH, Công ty Hợp Danh) hoặc người sáng lập công ty với các cổ đông và giữa các cổ đông với nhau (đối với công ty cổ phần) cùng được soạn căn cứ trên những khuôn mẫu chung của luật pháp (luật doanh nghiệp, luật thuế, luật lao động, luật tài chính, kế toán…) để ấn định cách tạo lập, hoạt động và giải thể công ty một cách hiệu quả.

Mẫu nội dung điều lệ công ty được quy định trong các thông tu hướng dẫn (gần nhất là Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp).

Mẫu điều lệ công ty TNHH 1 thành viên Mẫu điều lệ công ty TNHH (2 thành viên trở lên) Mẫu điều lệ công ty Cổ phần
Download Download Download

3. Danh sách thành viên/cổ đông góp vốn

Bạn cần chuẩn bị 1 bản danh sách thành viên góp vốn (đối với công ty TNHH) hoặc danh sách cổ đông (đối với xcông ty cổ phần). Bản danh sách này liệt kê rõ thông tin của từng thành viên/cổ đông cũng như tỷ lệ vốn góp trong công ty mà bạn muốn đăng ký.

Mẫu danh sách thành viên góp vốn công ty TNHH Mẫu danh sách cổ đông góp vốn công ty Cổ phần
Download Download

4. Bản sao giấy tờ tùy thân của các thành viên/cổ đông góp vốn

Sau khi đã có bản danh sách, bạn cần chuẩn chuẩn bị bản sao của một trong các giấy tờ sau đối với mỗi thành viên/cổ đông:

  • Chứng minh nhân dân.
  • Căn cước công dân.
  • Hộ chiếu.

Việc chọn lựa ai sẽ là thành viên (cổ đông) của công ty sẽ do chủ doanh nghiệp quyết định, tuy nhiên số lượng thành viên và cổ đông sẽ được quy định bởi loại hình doanh nghiệp.
Lưu ý: thời hạn CMND chưa quá 15 năm.

5. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu công ty có yếu tố vốn góp nước ngoài

Trong trường hợp công ty thành có vốn góp từ thành viên, cổ đông là người nước ngoài thì cần phải có Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Đầu Tư còn hiệu lực.

6. Giấy tờ bổ sung trong trường hợp thành viên/cổ đông góp vốn là tổ chức

Trường hợp thành viên góp vốn là tổ chức trong nước thì cần nộp kèm Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác và bản sao hợp lệ giấy chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp, văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền.

Trường hợp thành viên góp vốn là tổ chức nước ngoài thì bạn cần chuẩn bị thêm các giấy tờ tương tự trường hợp tổ chức trong nước nhưng phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

7. Văn bản ủy quyền cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh (nếu người làm thủ tục không phải Đại diện pháp luật)

Trong trường người làm thủ thục không phải là người đại diện pháp luật của công ty, cần có giấy ủy quyền để người nộp hồ sơ có thể thay mặt người đại diện thực hiện các thủ tục liên quan đến hồ sơ.

8. Các loại hồ sơ khác đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Nhiều ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam yêu cầu doanh nghiệp phải chuẩn bị hồ sơ xin cấp các giấy phép đặc biệt, chẳng hạn như Giấy Chứng Nhận Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm đối với ngành sản xuất hàng thực phẩm, Giấy phép xuất nhập khẩu, đối với hoạt động kinh doanh có liên quan đến xuất nhập khẩu.

Giai đoạn 3: Nộp hồ sơ & đăng bố cáo

Quy trình thủ tục thành lập công ty - Giai đoạn 3

1. Xác định cơ quan đăng ký trực thuộc (nơi tiếp nhận hồ sơ)

Trước hết, người thực hiện cần nắm được rằng cơ quan nào sẽ tiếp nhận hồ sơ thành lập công ty của bạn. Thông thường, cơ quan tiếp nhận hồ sơ là Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế Hoạch & Đầu Tư trực thuộc địa phương.

Giả sử, công ty bạn đăng ký có trụ sở tại TPHCM, bạn cần đem hồ sơ này đến nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế Hoạch & Đầu Tư trực thuộc TPHCM.

2. Nộp hồ sơ & nộp tiền đăng bố cáo

Người thực hiện mang hồ sơ tới cơ quan tiếp nhận để tiến hành nộp. Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị khoản tiền để nộp lệ phí đăng bố cáo lúc nộp hồ sơ.

Lưu ý: Không nhất thiết người đại diện pháp luật của công ty phải đi nộp hồ sơ. Người đại diện pháp luật của công ty có thể ủy quyền cho người khác đi nộp thay. Nếu trường hợp ủy quyền thì người được ủy quyền cần có giấy ủy quyền hợp lệ (Điều 12 - Nghị định 01/2021 Về Đăng ký doanh nghiệp).

3. Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ của bạn hợp lệ bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

4. Đăng bố cáo

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ thay mặt bạn đăng bố cáo trong trường hợp bạn đã nộp lệ phí đăng bố cáo ở bước 2 thuộc giai đoạn này.

Đặc biệt: Nộp hồ sơ điện tử thông qua cổng doanh nghiệp quốc gia

Năm 2024 chứng kiến nhiều thay đổi, cải tiến trong thủ tục hành chính, một trong số đó chính là việc áp dụng quy trình nộp hồ sơ thành lập công ty điện tử thông qua cổng doanh nghiệp quốc gia - dangkykinhdoanh.gov.vn; Việc cải tiến này giúp người thực hiện tiết kiệm được thời gian đi lại, chi phí in ấn, chờ đợi...

Để thực hiện việc nộp hồ sơ thành lập công ty điện tử thông qua cổng doanh nghiệp quốc gia, người thực hiện có thể làm theo các bước sau:

Bước 1: Đăng ký tài khoản công thông tin

Người thực hiện truy cập vào đường link Cổng thông tin đăng ký kinh doanh https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/, click vào mục: Tạo tài khoản mới. Sau đó người thực hiện nhập (Kê khai) đầy đủ và chính xác các thông tin bắt buộc để tạo tài khoản. Sau khi đã điền đầy đủ thông tin, người thực hiện click vào nút đăng ký, hệ thống sẽ gửi email tự động đến email đăng ký.

Bước 2: Kích hoạt tài khoản

Kiểm tra hộp thư (inbox, update, promotion, spams) xem có email gửi từ hệ thống Cổng thông tin không, nếu có bạn mở email đó sẽ thấy đường link => Click vào đường link đó để kích hoạt tài khoản.

Bước 3. Yêu cầu tài khoản đăng ký kinh doanh

Sau khi tài khoản đã được kích hoạt thành công. Người thực hiện trở lại trang https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/, => Tiến hành đăng nhập vào tài khoản vừa mới đăng ký, yêu cầu tài khoản đăng ký kinh doanh.

Bước 4: Nộp hồ sơ trên cổng thông tin

Người thực hiện nộp đầy đủ và chính xác những hồ sơ theo danh sách được liệt kê trên giao diện cổng thông tin.

Bước 5: Chờ nhận kết quả

Sau khi đã nộp đầy đủ tất cả hồ sơ theo yêu cầu, người thực hiện chờ (3 - 5 ngày). Nếu có kết quả hồ sơ được duyệt, người thực hiện tiến hành các bước thuộc các giai đoạn bên dưới của bài viết này.

Giai đoạn 4: Làm con dấu pháp nhân

Quy trình - Thủ tục thành lập công ty/doanh nghiệp 2023 - Giai đoạn 4

1. Thiết kế mẫu dấu

Trước khi tiến hành khắc dấu, bạn cần có bản thiết kế mẫu dấu. Bạn có thể tự thiết kế hoặc nhờ đơn vị thứ 3 hoặc cơ sở khắc dấu thiết kế giúp bạn.

2. Khắc dấu

Bạn mang một bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cùng bản thiết kế mẫu dấu (nếu có) đến cơ sở có chức năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu pháp nhân cho công ty. 

3. Nhận con dấu pháp nhân

Khi đến nhận con dấu, đại diện doanh nghiệp mang theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản gốc). Ngoài ra, nếu đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không thể trực tiếp đi nhận con dấu thì có thể ủy quyền (ủy quyền có công chứng) cho người khác đến nhận con dấu.

Giai đoạn 5: Thủ tục sau khi thành lập công ty

Một doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề không có điều kiện sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và con dấu là có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình theo quy định tại Điều 8 Luật Doanh nghiệp.

Tuy nhiên theo quy định pháp luật, sau khi có giấy phép Đăng ký kinh doanh thì Doanh nghiệp cần thực hiện các công việc như sau:

1. Treo bảng hiệu tại địa chỉ trụ sở công ty

Kể từ khi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu lực, bạn cần tiến hành treo bảng hiệu tại địa chỉ trụ sở công ty. Bảng hiệu công ty cần đảm bảo các tiêu chí sau:

  • Phải chứa các thông tin bao gồm: Tên công ty, Mã Số Thuế, Địa Chỉ.
  • Kích thước: Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà; Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
  • Vị trí: tại nơi có thể nhìn rõ từ bên ngoài.

Bảng hiệu phải được đặt xuyên suốt tại địa chỉ trụ sở kể từ khi công ty được thành lập cho đến khi công ty bạn thực hiện thủ tục chuyển địa chỉ trụ sở hay giải thể.

2. Đăng ký chữ ký số

Chữ ký số là một ứng dụng công nghệ giúp doanh nghiệp thể ký các văn bản, tài liệu điện tử như là việc ký & đóng dấu các văn bản thông thường. Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều dùng chữ ký số.

Chữ ký số được dùng trong các trường hợp phổ biến như:

  • Ký hóa đơn điện tử
  • Ký tờ khai thuế điện tử
  • Ký hợp đồng điện tử

3. Đăng ký tài khoản ngân hàng

Mỗi doanh nghiệp cần ít nhất một tài khoản ngân hàng (đứng tên theo doanh nghiệp) để sử dụng trong các trường hợp như: nộp thuế điện tử, nhận thanh toán từ khách hàng, giao dịch khác...

Khi mở tài khoản tại ngân hàng, doanh nghiệp cần chuẩn bị:

  • Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại điện theo pháp luật
    Quyết định bổ nhiệm kế toán và bản sao có chứng thực giấy tờ chứng thực cá nhân của kế toán (trường hợp công ty đã có kế toán)

Vì thủ tục mở tài khoản tại mỗi ngân hàng sẽ khác nhau nên doanh nghiệp cần liên hệ trước với ngân hàng mà doanh nghiệp dự định mở tài khoản để chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu.

4. Đăng ký khai thuế qua mạng

Doanh nghiệp tiến hành đăng nhập hệ thống thuế điện tử (Etax) với tài khoản cấp bởi cơ quan thuế để tiến hành đăng ký các tờ khai cần thiết.

Hệ thống thuế điện tử Etax: https://thuedientu.gdt.gov.vn

5. Nộp tờ khai & nộp thuế môn bài

Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp lệ phí môn bài ( Mẫu số 01/MBAI theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP). 
Mức đóng lệ phí môn bài được quy định như sau:

Vốn điều lệ Mức đóng
Từ 10 tỷ trở lên 3.000.000 VNĐ / năm
Dưới 10 tỷ 2.000.000 VNĐ / năm
Văn phòng đại diện, chi nhánh, địa điểm kinh doanh 1.000.000 VNĐ / năm

6. Đăng ký phương pháp tính thuế GTGT

Tiến hành đăng ký khai thuế ban đầu với cơ quan thuế quản lý trong thời hạn quy định.

Tiến hành đăng ký kê khai thuế qua mạng điện tử thông qua dịch vụ chữ ký số, "Từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 tất cả các doanh nghiệp trong cả nước phải kê khai, nộp tờ khai thuế qua mạng, nội dung này được quy định trong Luật số 21/2012/QH13 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế".

7. Đăng ký và thông báo sử dụng hóa đơn điện tử

Làm thủ tục mua, đặt in, tự in hóa đơn theo thông tư 39/2014/TT-BTC hóa đơn chứng từ có hiệu lực từ 01/06/2014. Kể từ ngày 1/9/2014 các doanh nghiệp mới thành lập sẽ được đăng ký phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và được đặt in hóa đơn GTGT sử dụng.

8. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Cuối cùng người thực hiện thực hiện một số thủ tục khác đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện để đáp ứng đầy đủ về mặt pháp lý, chẳng hạn như xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (ngành sản xuất hàng thực phẩm), quyết định cho phép thành lập trường (đối với ngành giáo dục)...

Kết quả sau khi đã hoàn tất các thủ tục thành lập công ty về mặt pháp lý

Hoàn tất thủ tục/quy trình thành lập công ty mới

Kết quả nhận được sau khi hoàn tất các thủ tục thành lập doanh nghiệp (Đây là toàn bộ tài liệu và hồ sơ để một công ty hoạt động đúng pháp luật và tránh những rủi ro cho doanh nghiệp về sau):

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Con dấu pháp nhân doanh nghiệp và Giấy xác nhận mẫu dấu của Cơ sở khắc dấu.
  • Điều lệ công ty (Bố cáo thành lập, Giấy chứng nhận góp vốn, Sổ đăng ký thành viên, Đơn đăng ký kinh doanh, Điều lệ công ty).
  • Hóa đơn GTGT.
  • Thông báo về việc sử dụng hóa đơn điện tử.
  • Thông báo mở tài khoản ngân hàng lên sở KH&DT.
  • Bảng đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định.
  • Thông báo về việc chuyển đổi phương pháp tính thuế GTGT của người nộp thuế.
  • Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế khấu trừ.
  • Thông báo xác nhận nộp hồ sơ thuế điện tử.
  • Thông báo phát hành hóa đơn điện tử.
  • Giấy chứng nhận sử dụng chứng thư số.
  • Token kê khai thuế qua mạng.

Dịch vụ thành lập công ty trọn gói

→ Nếu bạn không muốn tốn thời gian thực hiện hết tất cả các công việc rắc rối trên, bạn có thể liên hệ Công ty Quốc Luật để thành lập công ty dễ dàng chỉ với 5 bước.

 Dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại Quốc Luật

Văn phòng luật sư: 85 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Q.1 TPHCM

Có giấy phép trong

3 ngày làm việc

Phí dịch vụ chỉ từ

1.500.000 đ

Hỗ trợ tư vấn miễn phí bởi đội ngũ

luật sư và chuyên viên tư vấn

Dịch vụ thành lập công ty nhanh chóng, uy tín

BẢNG GIÁ DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY TRỌN GÓI

Quý khách có thể tham khảo toàn bộ chi phí dịch vụ (chỉ từ 1.500.000 đ) tại BẢNG GIÁ DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY TRỌNG GÓI 

Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam quý 1 năm 2024

Quý 1/2024 ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực:

  • Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 192,3 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước.
  • Xuất khẩu đạt 97,8 tỷ USD, tăng 12,9%.
  • Nhập khẩu đạt 94,5 tỷ USD, tăng 16,8%.
  • Cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 3,3 tỷ USD.
  • Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 3 tháng đầu năm tăng 2,25% so với cùng kỳ năm trước.
  • Lạm phát cơ bản tăng 2,03%.
  • Sản xuất công nghiệp tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước.
  • Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước tính đạt 341,7 nghìn tỷ đồng, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước.
  • Giải ngân vốn đầu tư công đạt 54,6 nghìn tỷ đồng, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm trước.
  • Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt 41.600 doanh nghiệp, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu tích cực, nền kinh tế cũng đối mặt với một số khó khăn:

  • Giá xăng dầu trên thị trường thế giới biến động mạnh, ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa trong nước.
  • Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ có thể ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.
  • Biến đổi khí hậu gây ra hạn hán, xâm nhập mặn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Nhìn chung, kinh tế Việt Nam quý 1/2024 có nhiều khởi sắc, tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn một số rủi ro. Để duy trì đà tăng trưởng kinh tế, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đồng thời chủ động ứng phó với các biến động của thị trường thế giới.

Tổng hợp từ các bài báo về kinh tế

Các câu hỏi thường gặp:

Hồ sơ thành lập công ty bao gồm:

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Văn bản ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải người đại diện pháp luật công ty).
4. Danh sách thành viên ( Công ty TNHH 2 thành viên trở lên ) hoặc Danh sách cổ đông sáng lập ( Công ty cổ phần ).
5. Bản sao Giấy chứng thực cá nhân.
Hồ sơ thành lập công ty sẽ được nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đăng ký đặt trụ sở chính.
Sau khi được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp cần thực hiện các công việc:
+ Khắc con dấu công ty.
+ Mở tài khoản ngân hàng và đăng ký nộp thuế điện tử.
+ Nộp tờ khai thuế môn bài và đóng thuế môn bài.
+ Khai thuế ban đầu tại Chi cục thuế/Cục thuế quản lý .
+ Treo biển hiệu tại trụ sở công ty.
+ Đăng ký sử dụng Hóa đơn điện tử (nếu cần).
+ Đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng thì mức nộp thuế môn bài là 03 triệu đồng/năm.
+ Đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống thì mức nộp thuế môn bài là 02 triệu đồng/năm.
+ Các địa điểm kinh doanh, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện thì mức nộp là 01 triệu đồng/năm.

Tư vấn dịch vụ tại công ty Quốc Luật

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và hoàn hảo nhất!

094.868.2349 Zalo Email
Lưu ý: Để bảo mật thông tin của Quý Khách, khi Quý Khách "bình luận" vào bài viết với nội dung chứa số điện thoại và email, những thông tin liên hệ đó sẽ được Quốc Luật ẩn đi nhằm tránh những rắc rối phát sinh cho quý khách hàng.
5
125 Đánh giá
1
0 Đánh giá
2
0 Đánh giá
3
1 Đánh giá
4
1 Đánh giá
5
123 Đánh giá
Chọn mức đánh giá của bạn:
Tên (*)
Số điện thoại (*)
Email (*)
Nội dung đánh giá
Tuyền đã đánh giá vào lúc 09/03/2024
LS cho mình hỏi thành lập công ty ngành dịch vụ SPA có cần điều kiện gì không?
Nam đã đánh giá vào lúc 09/03/2024
Cho mình hỏi thành lập công ty mua bán dự án bất động sản, căn hộ chung cư cần vốn bao nhiêu? Cảm ơn Quốc Luật!
Linh đã đánh giá vào lúc 07/03/2024
Ngành nghề và cơ cấu cổ đông góp vốn của cty mình khá phức tạp nhưng Quốc Luật lại giải quyết nhanh gọn! + Respect
Thiên đã đánh giá vào lúc 07/03/2024
Vừa mới xong thủ tục công ty vào cuối tháng 6. Cảm ơn Quốc Luật đã nhiệt tình hỗ trợ.
Hoàng đã đánh giá vào lúc 13/01/2024
mới xong thủ tục cho 1 cty bất động sản, rất cảm ơn Quốc Luật đã hỗ trợ!
Tùng đã đánh giá vào lúc 08/01/2024
Cảm ơn Quốc Luật đã hỗ trợ tôi rất tốt trong quá trình mở công ty mới của tôi!
Hạnh đã đánh giá vào lúc 03/08/2023
Bài rất chi tiết và cụ thể
Phạm Thị Hoài An đã đánh giá vào lúc 10/07/2023
Quốc Luật là đơn vị tư vấn tuyệt vời về lựa chọn loại hình doanh nghiệp. Họ đã giúp tôi hiểu rõ về từng loại hình và đưa ra các phân tích chi tiết về ưu nhược điểm của mỗi loại, giúp tôi đưa ra quyết định đúng đắn và phù hợp với kế hoạch kinh doanh của tôi.
Lê Văn Trọng đã đánh giá vào lúc 10/07/2023
Quốc Luật đã cung cấp cho tôi thông tin chi tiết và đáng tin cậy về các điều kiện riêng của ngành nghề kinh doanh. Họ tư vấn về các quy định pháp lý, giúp tôi đảm bảo tuân thủ quy định và thành lập công ty một cách hợp pháp và thành công.
Nguyễn Thị Trúc Mai đã đánh giá vào lúc 10/07/2023
Tôi muốn bày tỏ sự hài lòng với Quốc Luật về việc tư vấn về tỷ lệ vốn điều lệ của các cổ đông. Họ đã giúp tôi hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ của từng cổ đông, đồng thời tư vấn về việc phân bổ vốn điều lệ một cách công bằng và hợp lý.

Có thể bạn quan tâm

CÁC CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN CỦA CHÚNG TÔI
luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn

Chuyên viên tư vấn Quốc Luật
Trần Hoàng Luân
Lawyer Manager - Advisory 0948 68 2349
Chuyên viên tư vấn Quốc Luật
Đặng T. Hồng Tâm
DN - Thuế - Kế Toán 0911 53 2929
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Dịu My
Tư vấn doanh nghiệp
0911 55 3434
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Hoàng Kiệt
Tư vấn doanh nghiệp
0911 68 0238
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Thế Kỷ
Tư vấn doanh nghiệp
(028) 38 20 29 29 - 107
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Ái Nhân
Tư vấn doanh nghiệp
(028) 38 20 29 29 - 109
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Nguyễn Hằng
Tư vấn doanh nghiệp
(028) 38 20 29 29 - 119
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Hồng Linh
Tư vấn Thuế - Kế toán - BHXH
(028) 38 20 29 29 - 101
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Văn Tri
Tư vấn Thuế - Kế toán
(028) 38 20 29 29 - 118
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Lê Thị Xuân
Tư vấn Thuế & Kế toán
(028) 38 20 29 29 - 121
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Minh Hà
Lao động & BHXH
(028) 38 20 29 29 - 120
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Thị Châu
Tư vấn Thuế - Kế toán
(028) 38 20 29 29 - 106
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Diễm Cúc
Tư vấn Thuế - Kế toán
(028) 38 20 29 29 - 119
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Nguyễn Thị Sương
Tư vấn Thuế & Kế toán
(028) 38 20 29 29 - 102
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Ánh Linh
Tư vấn Thuế - Kế toán
(028) 38 20 29 29 - 115
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Ngọc Uyên
Tư vấn doanh nghiệp
(028) 38 20 29 29 - 112
Chuyên viên tư vấn - CÔNG TY QUỐC LUẬT
Bình An
Tư vấn doanh nghiệp
(028) 38 20 29 29 - 108

CÁC DỰ ÁN QUỐC LUẬT ĐÃ THỰC HIỆN

KHÁCH HÀNG & ĐỐI TÁC TIÊU BIỂU

BẠN CẦN TƯ VẤN ?

Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!